Tối 9/12, Lễ hội hoa Mê Linh năm 2022 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa" đã khai mạc tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh (Hà Nội). Sự kiện chào đón việc Mê Linh được công bố, đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương lao động hạng Ba, công nhận điểm du lịch di tích quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng.
Sáng 3/2, lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025 đã diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Từ một huyện có xuất phát điểm thấp và khó khăn, đến nay diện mạo nông thôn huyện Mê Linh (Hà Nội) đã đổi thay nhiều với cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao và điều đáng mừng là người dân hài lòng với kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…
Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Mê Linh (Hà Nội) có 16/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; huyện đạt 9/9 tiêu chí nông thôn mới. Qua đó, diện mạo nông thôn đổi thay từng ngày với cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp, đời sống người dân ngày càng nâng cao…
Chiều 15/10, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" tổ chức hội nghị giao ban đánh giá kết quả thực hiện Chương trình đến hết quý III/2021; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04 Nguyễn Thị Tuyến chủ trì hội nghị…
Do phát hiện sai phạm thừa 75 phiếu bầu so với số phiếu phát ra, ngày 29/5, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 730/NQ-HĐBCQG về việc hủy kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 đối với đơn vị bầu cử số 4 xã Tráng Việt, Mê Linh (Hà Nội) và chỉ đạo bầu cử lại vào ngày 6/6/2021.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến 6 giờ ngày 15/4, Việt Nam đã ghi nhận thêm 1 ca mới dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở Việt Nam đến thời điểm này lên 267 trường hợp; trong đó có 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,9%) và 107 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,1%).
Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến 18 giờ ngày 13/4, Việt Nam ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc lên 265 trường hợp, trong đó có 160 người từ nước ngoài, chiếm 60,4%; 105 người lây nhiễm trong cộng đồng, chiếm 39,6%.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Tính đến 6h ngày 13/4/2020, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta là 262 trường hợp, trong đó 159 người từ nước ngoài, chiếm 60,7%; có 103 người lây nhiễm thứ phát, chiếm 39,3%.
Thông tin từ Bộ Y tế sáng 8/4, Việt Nam đã có thêm 2 trường hợp mắc mới COVID-19. Trong đó có 1 trường hợp là hàng xóm, tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 ở Mê Linh, Hà Nội. Một trường hợp là bệnh nhân ở Hà Nam, hiện đang được tiếp tục điều tra nguồn lây.
Huyện Mê Linh (Hà Nội) lâu nay nổi tiếng trong và ngoài nước với nghề trồng hoa truyền thống. Mê Linh hiện có 430 ha hoa với nhiều vùng chuyên canh hoa quy mô từ 20 ha trở lên, tập trung ở các xã: Mê Linh, Đại Thịnh, Văn Khê...
Thực hiện Chương trình 02 về xây dựng nông thôn mới của Thành ủy Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Mê Linh đã ban hành kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, vận dụng linh hoạt và có cách làm phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Đặc biệt, trong xây dựng nông thôn mới, Mê Linh đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng năng suất thấp, giá trị kém sang trồng rau an toàn, hoa cây cảnh cho thu nhập từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.
Tận dụng lợi thế đất phù sa màu mỡ dọc bờ sông Hồng, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã hình thành vùng chuyên canh rau an toàn theo hướng VietGAP, cung ứng nguồn thực phẩm có chất lượng cho thị trường.
Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam.