Khoảng 14 giờ 30 ngày 22/3, địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã xảy ra mưa lớn kèm theo mưa đá kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ, khiến một số diện tích rau màu bị hư hại. Đây là cơn mưa đá bất ngờ xảy ra vào giữa mùa khô ở khu vực Tây Nguyên.
Ngày 5/10, thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Sở đang thực hiện Kế hoạch triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành trên địa bàn để trình UBND tỉnh.
Ngày 1/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn các huyện để xảy tình trạng “nóng” về phá rừng; trong đó có các huyện Lâm Hà, Lạc Dương và Di Linh.
Sau gần một ngày lũ lớn tràn về bất ngờ, người dân huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã bắt tay vào khắc phục hậu quả của “cơn đại hồng thuỷ” hung hãn gây thiệt hại nặng cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
Tại tổ Đăng Gia Rít B, thị trấn Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) có một nông trại, sản xuất ra loại trái cây Phúc bồn tử đen quý hiếm, cùng các sản phẩm từ loại trái cây này. Điều đáng nói, đây là nông trại cá thể đầu tiên tại khu vực phía Nam sản xuất các loại rau, trái cây theo tiêu chí 100% hữu cơ và đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ JAS của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản.
Những ngày xuân Kỷ Hợi 2019, hoa mai anh đào “khoe sắc” thắm hồng rực rỡ trên các sườn đồi, bản làng dọc theo Quốc lộ 27C, đoạn qua xã Đa Nhim hay trên đỉnh núi Langbiang, huyện Lạc Dương và dọc tuyến đường thuộc phường 11, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).
Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) đã bước vào mùa khô hanh, nắng nóng kéo dài của năm 2018 nên các địa phương sớm chủ động công tác phòng chống cháy rừng nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất do cháy rừng gây ra.
Với lợi thế nguồn nước lạnh phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm, những năm gần đây, tỉnh Lâm Đồng đã phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại thành phố Đà Lạt, các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà…
Với nỗ lực giúp người dân tộc thiểu số trong vùng ổn định cuộc sống, tránh các trường hợp di cư ảnh hưởng đến vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang, UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã triển khai xây dựng hai khu dân cư nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực. Không chỉ những người dân được giao đất định cư, mà cả những người dân không thuộc đối tượng giao đất cũng muốn chuyển đến định cư tại hai khu dân cư mới này.
Nằm lẩn khuất sâu trong núi rừng Đạ Nghịt của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng), Ma Rừng lữ quán là chốn dừng chân mang sắc màu huyền hoặc và thi vị cho những lữ khách yêu thiên nhiên trong hành trình khám phá núi rừng Tây Nguyên.
Anh Pang Ting Sin ở tổ dân phố Bon Đưng 1, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) là người K'Ho đầu tiên áp dụng phương pháp trồng hoa hồng công nghệ cao.
Huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) có diện tích tự nhiên trên 130.000 ha, dân số hơn 20.000 người, trong đó thị trấn Lạc Dương, xã Đạ Sar, Đa Nhim, Đạ Chais… là những địa phương có đông đồng bào dân tộc K’ho sinh sống. Những năm qua, do làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn khoảng 5%.