Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua các dự án xây dựng các khu tái định cư tại khu vực biên giới của tỉnh Thanh Hóa, nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số đã được di dời khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét về khu tái định cư mới an toàn.
Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.
Sáng 8/10, ông Đặng Văn Mạnh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bảo Yên thông tin, hiện nay việc khắc hậu quả mưa lũ, ổn định đời sống người dân và tái thiết thôn Làng Nủ tại huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) đang được khẩn trương thực hiện.
Ngày 21/9, tỉnh Lào Cai chính thức khởi công xây dựng khu tái định cư cho người dân chịu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà). Các dự án tái định cư này đều phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/12/2024.
Ngày 15/7, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch ứng vốn năm 2024 từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường và Phát triển đất tỉnh Đắk Nông để thực hiện một số dự án xây dựng tái định cư, hạ tầng thiết yếu tại một số địa phương trong tỉnh.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhiều hộ dân tại Khu tái định cư tại thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) rất vui mừng, phấn khởi khi đón Tết trong những ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp.
Nhằm ổn định cuộc sống cho hàng chục hộ dân người Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư ngoài kế hoạch, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng khu tái định cư ở làng Lơ Bơ, xã Chư Krey. Tuy nhiên, khu tái định cư này lại đang rơi vào cảnh đìu hiu, gây lãng phí.
Sau trận lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022, hàng trăm hộ dân tại địa bàn các bản Hòa Sơn, Sơn Hà của xã Tà Cạ và một khu vực của thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn bị mất nhà cửa, đối diện với nguy cơ sạt lở đất buộc phải di dời đến nơi ở mới. Hơn một năm đã trôi qua, các khu tái định cư vẫn chưa thể hoàn thành, người dân ngày qua ngày phải sống trong cảnh thấp thỏm lo âu, nhất là những lúc trời mưa, gió.
Ngày 18/9, hơn 400 học sinh Trường Tiểu học Suối Trầu đã chính thức được chuyển về học tập tại ngôi trường mới tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành, Đồng Nai). Đây là trường tiểu học đầu tiên được đưa vào hoạt động tại khu tái định cư Dự án sân bay Long Thành.
Ủy ban nhân dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vừa có công văn đề xuất hỗ trợ kinh phí để xây dựng hai khu tái định cư nhằm ổn định chỗ ở cho khoảng 120 hộ dân bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất tại hai bon (buôn) Bu Krắc và Bu Prăng 1A (xã biên giới Quảng Trực).
Sau hơn 10 năm di dời đến khu tái định cư mới, hơn chục hộ gia đình thôn Giếng Xạ, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) vẫn sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến lao động sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. Đặc biệt, hệ thống nước thải không có, dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước nổi cũng như nước ngầm tại khu vực này. Để có nước sinh hoạt nhiều người đã phải tìm đủ mọi cách, nhưng cũng chỉ là biện pháp tạm thời, trước mắt. Về lâu dài người dân đành ngậm ngùi ngóng chờ các chính sách bổ sung từ chính quyền địa phương để có nước sạch sử dụng ổn định lâu dài.
Sau hơn 10 năm từ ngày khởi công, tuyến đường từ trung tâm xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đi bản Cà Moong mới chỉ hoàn thành nền đường. Tuyến đường có tổng số vốn đầu tư hơn 195 tỷ đồng thi công dang dở, trong thời gian dài chịu tác động của thời tiết khiến nhiều đoạn bị xói lở, hư hỏng nặng.
Sau trận mưa lũ kinh hoàng cách đây 2 năm, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có trên 170 gia đình ở các xã Phước Lộc, Phước Kim bị mất nhà ở hoặc bị hư hỏng nặng cần được tái định cư. Sau hai năm nỗ lực, đến nay cuộc sống của đồng bào đã ổn định, không còn nỗi lo sạt lở. Tuy vẫn còn không ít khó khăn, nhất là về đất sản xuất, nhưng cuộc sống của đồng bào đã ổn định, công cuộc tái thiết đã bắt đầu.
Sau 2 năm nỗ lực tái thiết, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Giẻ triêng, Bhnoong ở vùng cao huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi từng xảy ra trận sạt lở núi kinh hoàng, khiến hàng chục người chết và mất tích nay đã trở lại bình thường. Hàng loạt hạng mục thiết yếu như điện thắp sáng, đường giao thông, công trình nước sạch, trạm y tế đã lần lượt đưa vào sử dụng. Những hộ mất nhà do sạt lở núi cũng đã ổn định cuộc sống ở những khu tái định cư. Đặc biệt, trong dịp Tết năm nay, người Giẻ Triêng ở Phước Sơn đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo tại Khu tái định cư hồ Đồng Mít, tỉnh Bình Định còn chú trọng giao đất sản xuất và đào tạo nghề cho đồng bào H'rê nơi đây.
Cuối năm 2016, 60 hộ dân với 243 nhân khẩu của làng Brang nằm trong vùng sạt lở của núi Kông HNon đã được chính quyền huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai hỗ trợ di dời đến khu tái định cư mới để ổn định cuộc sống. Được sự hỗ trợ của Nhà nước cùng tinh thần đoàn kết, nỗ lực của bà con, sau 4 năm tái định cư, làng Brang nay đã ổn định và dần khởi sắc.