Nguy cơ sạt lở lớn, tạm thời dừng lưu thông qua khu vực dốc Đỏ, huyện Tuần Giáo

Nguy cơ sạt lở lớn, tạm thời dừng lưu thông qua khu vực dốc Đỏ, huyện Tuần Giáo

Ngày 14/8, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, bà Phạm Thị Tuyên cho biết, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, huyện đã khẩn trương tổ chức di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm của cung trượt lớn, xuất hiện tại khu vực dốc Đỏ, khối 20/7, thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo.

Anh Nguyễn Khang Dũng hướng dẫn người dân trong xã về chăm sóc cây ăn quả. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Nguyễn Khang Dũng - Người xây dựng "Con đường nhân ái" khắp các bản làng

Dù không sinh ra và lớn lên ở bản Ta Cơn - bản người Thái nằm ở phía Tây đèo Ta Cơn (thuộc xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), nhưng từ lâu người dân nơi đây đã xem anh Nguyễn Khang Dũng là người con của bản. Nhiều năm qua, anh Dũng luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào ở địa phương, không chỉ làm tròn trách nhiệm của đảng viên mà còn lan tỏa những hành động đẹp, nhân văn.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đọc Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Đinh Văn Cường. Ảnh: TTXVN phát

Vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin: Bắt tạm giam thêm Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Tuần Giáo

Liên quan đến vụ việc rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin bị khai thác trái phép xảy ra tại địa bàn xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo) vào tháng 7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên vừa ra Quyết định khởi tố và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuần Giáo để tiếp tục điều tra.
Quả mắc ca mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

Triển vọng kinh tế từ cây mắc ca ở Điện Biên

Do có lợi thế lớn về khí hậu và đất đai, tỉnh Điện Biên đã tập trung phát triển cây mắc ca phủ xanh nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Với tốc độ sinh trưởng và cho quả tốt như hiện nay, loài cây này đang hứa hẹn sẽ trở thành loại cây trồng đa mục đích chủ lực của tỉnh trong xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Vụ khai thác trái phép rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin: Tạm đình chỉ thêm Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình

Vụ khai thác trái phép rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin: Tạm đình chỉ thêm Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình

Liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin (địa phận xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) TTXVN và các cơ quan báo chí đã phản ánh, UBND huyện Tuần Giáo đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình để làm rõ trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng thông trái quy định trên địa bàn.
Một nửa thân cây thông bị cưa đổ, vết tích còn rất mới. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Hàng chục ha rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin bị khai thác trái phép

Rừng thông trên đèo Pha Đin (địa phận thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) được trồng từ năm 1997 do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Theo Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/2/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về rà soát, hoàn chỉnh thủ tục giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, diện tích rừng thông trồng theo dự án 327 và dự án 661 trên địa bàn xã Tỏa Tình có mục đích sử dụng là rừng sản xuất.
Mùa sơn tra trên đỉnh đèo Pha Đin

Mùa sơn tra trên đỉnh đèo Pha Đin

Xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên nằm bên Quốc lộ 6 cũ, trên đỉnh đèo Pha Đin. Xã có 7 bản với hơn 500 hộ, hơn 2.000 nhân khẩu đang sinh sống, gần như 100% là đồng bào người dân tộc Mông. Cây sơn tra (tên gọi khác là cây táo mèo) bén duyên trên đất Tỏa Tình cách đây hơn 20 năm. Từ diện tích vài hécta ban đầu, đến nay xã có hơn 140 ha cây sơn tra. Cùng với cà phê, sa nhân, cây sơn tra trở thành một loài cây trồng chủ lực giúp người Mông ở Tỏa Tình thoát nghèo, mang lại nguồn thu ổn định cho người dân.
Người dân bản Pom Sinh (Điện Biên) mong mỏi một chiếc cầu

Người dân bản Pom Sinh (Điện Biên) mong mỏi một chiếc cầu

Hơn 3 năm trước, khi cây cầu treo bắc qua suối Nậm Hua trên con đường liên bản không tồn tại nữa, việc đi lại, giao thương, phát triển sản xuất kinh tế đối với hơn 20 hộ dân ở bản Pom Sinh (xã Chiềng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) rất khó khăn khi hằng ngày phải dùng bè mảng nhỏ, thô sơ để làm phương tiện qua suối.