Độc đáo vật cầu nước làng Vân

Độc đáo vật cầu nước làng Vân

Lễ hội vật cầu nước (còn gọi là vật cầu bùn) là một lễ hội truyền thống của làng Vân - nay là thôn Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây là Lễ hội vật cầu nước vô cùng độc đáo, diễn ra vào mùa hè (trong khi các lễ hội khác thường diễn ra vào mùa xuân) nên thu hút khá đông du khách từ mọi miền đất nước tới tham dự.

Các thế hệ người làng Vân đã gìn giữ và lưu truyền điển tích khá ly kỳ. Tương truyền, trước đây, Thánh Tam Giang là Trương Hống, Trương Hát phò vua Triệu Quang Phục đánh giặc Lương (thế kỷ thứ VI). Khi đánh thắng quân Lương ở đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Bọn quỷ đen ra điều kiện rằng nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn. Nếu thua, chúng sẽ phải quy phục hầu nhà Thánh. Cuối cùng, bọn quỷ đen thua trận đã quy phục Đức Thánh Tam Giang. Dân mở hội ăn mừng chiến thắng, trong đó có các quân cầu là biểu trưng cho trận chiến nêu trên, một đội là quân nhà Thánh, một đội là lũ quỷ nước.

Hội được tổ chức tại sân đền được đổ đầy đất bùn nhão với nước đổ vào sân là nước sông Cầu được đựng trong chum do các cô gái làng Vân Hà gánh từ sông lên.

Trước khi vào trận, các bô lão thực hiện nghi lễ dâng hương, các quân cầu đóng khố thực hiện nghi lễ tế Đức Thánh Tam Giang. Các quân cầu ngồi xếp hàng đối diện nhau, mỗi đội cử ra một người đấu vật, đội nào thắng sẽ được giao cầu trước. Đội vật cầu gồm 16 quân cầu là những thanh niên trai tráng khỏe mạnh được tuyển chọn kỹ lưỡng, chia làm 2 giáp gồm giáp Trên và giáp Dưới. Sau khi ông chủ tế gieo cầu xuống sân, các quân cầu vào tranh cướp cầu, giao tranh quyết liệt. Đội nào ôm cầu đẩy được xuống lỗ cầu của đối phương thì giành chiến thắng.

01.jpg
Quả cầu làm bằng gỗ mít nặng khoảng 20 kg, tượng trưng cho Mặt trời. Ảnh: An Thành Đạt
02.jpg
16 thanh niên trai tráng khỏe mạnh tham gia hội vật được gọi là “quân cầu”. Hội vật cầu được tổ chức trên sân chính của đền thờ thánh Tam Giang (xóm 4, thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang). Ảnh: An Thành Đạt
03.jpg
Trước khi bắt đầu trận đấu những chàng trai khỏe nhất xe đai đấu vật giữa sân bùn nhão. Ảnh: An Thành Đạt
04.jpg
Lễ hội vật cầu nước được công nhận trong danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh: An Thành Đạt
05.jpg
Những pha vờn cầu của hai giáp như những vũ công ba lê. Ảnh: An Thành Đạt
06.jpg
Với ý nghĩa cầu may nên trận cầu diễn ra vô cùng quyết liệt. Ảnh: An Thành Đạt
07.jpg
Những nam thanh nữ tú của làng về dự hội, ai cũng nhúng chân tay mình xuống sân cầu để lấy may. Ảnh: An Thành Đạt
08.jpg
Người giành được quả cầu được cho là giành được năng lượng mặt trời, giành được nhiều may mắn. Ảnh: An Thành Đạt
09.jpg
Rất nhiều pha tranh cầu gay cấn làm cho không khí lễ hội vô cùng vui nhộn. Ảnh: An Thành Đạt
10.jpg
Du khách đến dự hội thường bị lấm lem quần áo nhưng họ vẫn tươi cười bởi điều đó được coi là may mắn. Ảnh: An Thành Đạt
11..jpg
Trong trận cầu, các trai làng mặc khố để vần cầu. Ảnh: An Thành Đạt
12.jpg
Người giành được quả cầu là giành được năng lượng của mặt trời. Ảnh: An Thành Đạt
13.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
14.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
15.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
16.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
17.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
18.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
19.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
20.jpg
Nhiều pha giao tranh quyết liệt khiến cho lễ hội trở thành độc nhất vô nhị. Ảnh: An Thành Đạt
21.jpg
Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm mong đợi của người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài của trai làng. Ảnh: An Thành Đạt
22.jpg
Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm mong đợi của người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài của trai làng. Ảnh: An Thành Đạt
23.jpg
Lễ hội vật cầu nước làng Vân luôn là tâm điểm mong đợi của người dân cùng du khách thập phương tìm về để chiêm ngưỡng những màn so tài của trai làng. Ảnh: An Thành Đạt
24.jpg
Cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây cối, chính vì thế hội vật cầu bùn ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu. Ảnh: An Thành Đạt
25.jpg
Cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây cối, chính vì thế hội vật cầu bùn ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu. Ảnh: An Thành Đạt
26-7387.jpg
Cướp được cầu mang ý nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh sáng cho cây cối, chính vì thế hội vật cầu bùn ý nghĩa như một lễ hội cầu mùa màng bội thu. Ảnh: An Thành Đạt

Hội vật cầu nước có ý nghĩa là hội mừng chiến thắng, đồng thời cũng thể hiện mong muốn của cư dân trồng lúa nước cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Lễ hội vật cầu nước còn gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời - biểu tượng của văn minh lúa nước.

Lễ hội vật cầu nước làng Vân được tổ chức vào các ngày 12, 13 và 14 tháng Tư âm lịch, được coi là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm