Về xã Đồng Nai của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hỏi về chị Thị Khưi (40 tuổi) ai cũng biết. Với tính cách dám nghĩ, dám làm và là người tâm huyết với nông nghiệp hữu cơ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chị Thị Khưi đã đứng ra thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch. Qua đó mang lại cho gia đình chị kinh tế phát triển bền vững, ổn định; giúp nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống đồng bào dân tộc M'nông ở xã An toàn khu Quảng Trực, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) ngày càng được nâng cao, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương mình. Vùng quê Quảng Trực cũng vì thế ngày một đổi thay, khởi sắc hơn…
Đối với đồng bào các dân tộc M'nông, Mạ, Ê đê... nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dệt thổ cẩm là một nghề thủ công truyền thống và luôn gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt trở thành nét tinh hoa đặc sắc. Bằng tình yêu, tâm huyết với nghề, nhiều nghệ nhân vẫn nỗ lực gìn giữ, duy trì và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm.
Người Mnông là cư dân sinh tụ lâu đời ở miền trung Tây Nguyên nước ta. Hiện nay người Mnông cư trú tập trung theo nhóm địa phương, chủ yếu ở các huyện: Lắc, Mdrắc, Ðắc Nông, Ðắc Mil, Krông Pách, Ea Súp, Buôn Ðôn... thuộc tỉnh Ðắk Lắk; một bộ phận cư trú ở phía bắc tỉnh Sông Bé và tây nam tỉnh Lâm Ðồng; địa bàn phân bố về phía tây đến tận miền đông Cam-pu-chia, giáp ranh với biên giới nước ta.
Theo nếp cũ, khi đến tuổi trưởng thành, người M’nông phải cà răng mới được yêu đương lấy vợ lấy chồng. Phong tục cưới xin gồm 3 bước chính là lễ dạm ngõ, lễ đính hôn và lễ cưới. Sau khi cưới, chàng rể thường về nhà vợ. Nhưng cũng có nơi đôi vợ chồng trẻ ở bên nào tùy thỏa thuận giữa hai gia đình.
Tại bon Đắk R’moan, xã Đắk R’moan, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), gia đình đảng viên Điểu M’rưng, người dân tộc M'Nông là một trong những gia đình tiêu biểu, đi đầu trong phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa và giữ gìn truyền thống dân tộc.