Nghi lễ cúng Giọt nước là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ cúng Giọt nước của người Jrai hay còn gọi là Soi Yang Ia thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm với mục đích cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.
Hơn 20 hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã phải di dời khỏi khu vực đất nông, lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư A Thai và xã Ia Ake quản lý, sau khi bị phát hiện xây dựng nhà ở trái phép. Vụ việc này đã diễn ra từ năm 2022 nhưng mới chỉ được phát hiện khi đã xuất hiện nhiều nhà ở và chòi tạm vào cuối năm 2023. Nguyên nhân chính là do sự lỏng lẻo trong quản lý của cơ quan chức năng và địa phương, cùng với đời sống khó khăn, thiếu đất ở, thiếu hiểu biết và cả tin của người dân.
Cuối năm, sau mùa gặt, khi thóc lúa đầy kho là lúc các hộ dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên tổ chức các hoạt động ăn mừng cho một năm mùa màng bội thu và chuẩn bị chào đón năm mới. Như bao địa phương khác, người dân tộc Jrai vùng biên giới xã Ia O, huyện Ia Grai (Gia Lai) cũng đang tất bật chuẩn bị những tiệc cúng mừng, đặc biệt ở đây còn có một nét văn hóa độc đáo đặc trưng vùng đất đỏ bazan, đó là may áo cho cồng, chiêng.
Plei Mơ Nú, ngôi làng thuộc xã Chư Á nằm cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 8 km về hướng Đông. Mỗi dịp thứ Tư và Chủ Nhật hằng tuần, Nhà thờ Tin Lành Plei Mơ Nú trở thành điểm đến quen thuộc của hàng trăm giáo dân tín hữu dân tộc Jrai để gặp gỡ giao lưu, hát lên những khúc Thánh ca trong hạnh phúc, nghe giảng kinh nâng cao nhận thức về tư tưởng kính Chúa, yêu nước, yêu thương lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.
Sau 40 năm cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà, Nghệ sĩ Nhân dân, Đại tá Rơ Chăm Phiang trở về với quê hương Gia Lai qua đêm nhạc "Tiếng hát chim họa mi Tây Nguyên". Chương trình là hành trình về nguồn của người con gái Jrai, niềm tự hào của người dân địa phương khi đón người con đất Tây Nguyên trở về cống hiến cho thính giả quê nhà.
Để người dân tiếp cận gần hơn, hiểu rõ hơn chính sách của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chú trọng phát triển nguồn đảng viên dân tộc thiểu số vùng biên. Việc làm này góp phần nâng cao nhận thức của người dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc tại khu vực biên giới.
Ngày 14/6/2020, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Jrai ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới đặc sắc của dân tộc mình.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai đã có nhiều chính sách quan tâm phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trên địa bàn để hài hòa nguồn nhân lực địa phương, qua đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết, tìm được tiếng nói chung giữa chính quyền và nhân dân trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
Ở Tây Nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn của các buôn làng. Theo đó, có những người con sinh ra để làm nghề “bác sĩ” - khám, chữa bệnh cho cồng chiêng mỗi khi chúng hư hỏng, lạc tông nhạc. Mặc dù còn rất ít những người biết chỉnh chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Gia Lai, nhưng một khi đã đam mê, những người này “say nghề” không dứt.
Với những thành công trên con đường khởi nghiệp, anh Kpă Meo (34 tuổi), người dân tộc Jrai ở làng Tung, xã Ia O, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vinh dự được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng Giải thưởng Lương Định Của năm 2018.
Cách trung tâm xã Ia Sol, huyện Phú Thiện (Gia Lai) 7 km, làng Suối Cạn được người dân gọi theo tên một con suối ngăn cách làng với khu dân cư của xã. Đến mùa mưa, mực nước dâng cao. Nhiều tháng, 38 hộ dân với hơn 140 nhân khẩu trong làng bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Mùa nắng, con đường cát ngập lún sâu chỉ có thể đi bộ. Người dân ở đây sử dụng nước của Suối Cạn để sinh hoạt, mùa khô có thời điểm thiếu nước nghiêm trọng. Vì là khu dân cư tự phát, các hộ dân ở đây không có điện sinh hoạt, không có trường học cũng như cơ sở khám chữa bệnh. Tỷ lệ trẻ em nghỉ học, mù chữ, tái mù chữ rất cao (chỉ có 37/57 trẻ trong độ tuổi được đến trường).
Đó là nghệ nhân Rơ Châm H’Mut, người dân tộc Jrai ở làng Mrông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai). Ông cũng là người sưu tầm được nhiều bộ chiêng quý, duy trì đội cồng chiêng và múa xoang với 41 thành viên.
Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 là nơi gặp gỡ, hội tụ nghệ nhân các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và của tỉnh Gia Lai nói riêng. Hơn 200 nghệ nhân của tỉnh Gia Lai đại diện cho hai dân tộc chính là Jrai và Bahnar biểu diễn nghệ thuật tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm, diễn tấu cồng chiêng, diễn xướng sử thi, hát dân ca hòa trong không khí rộn ràng của nhiều dân tộc tỉnh bạn có mặt tại Festival lần này.
Khi Tây Nguyên vào mùa khô hạn (khoảng sau Tết Nguyên đán) cũng là lúc đồng bào dân tộc Jrai ở Kon Tum làm lễ cầu mưa, xin thần linh ban mưa xuống hạ giới.
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, người Jrai cho rằng “Yang Ia” là vị thần tạo ra nguồn nước nên hàng năm cứ đến dịp đầu năm mới hay thời điểm bắt đầu mùa mưa, người dân lại tổ chức lễ cúng Bến nước. Đây là một tục lệ thể hiện nét đẹp của văn hóa dân tộc Jrai tại Tây Nguyên.
Được thành lập từ năm 1992, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai có nhiệm vụ thực hiện tốt công tác giảng dạy, học tập và nuôi dưỡng học sinh là con em đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar và một số dân tộc khác.