Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 1036/TTg-CN phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung Khung chính sách.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 4 thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.
Từ ngày 19 đến 22/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã có buổi giám sát chuyên đề về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 – 2021" trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Đà Bắc, Lương Sơn và thành phố Hòa Bình.
Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là một trong những giải pháp lớn tạo động lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội thông qua các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu đô thị mới, các dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp… Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất để phát triển kinh tế đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc, gây lãng phí tài nguyên đất.
Gần một năm nay, 24 hộ dân với trên 100 nhân khẩu đang sinh sống tại khu vực đường mé sông chợ Vĩnh Long (Phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) sống trong cảnh phập phồng lo sợ bởi toàn bộ nhà đều nằm trong khu vực báo động nguy hiểm về sạt lở nhưng chưa thể di dời.
“Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong". Lời dạy này của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị trong bất cứ tình huống giải quyết các vấn đề liên quan đến người dân. Đặc biệt, với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, sự đồng tình của người dân có ý nghĩa quyết định đến thành bại của chính sách, tiến độ của dự án.
1.680 tỷ đồng là số tiền Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo tạm cấp để bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung trong đợt 2.
Chiều 21/10, nhiều địa phương ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức chi trả tiền bồi thường cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển vừa qua. Theo đó, người dân ở các xã Lộc Điền, Vinh Giang, Vinh Hưng, huyện Phú Lộc là những người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nhận được tiền bồi thường.
Ngày 21/10, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố sẽ tìm cách phản bác lại chỉ thị của chính quyền quân sự nước này yêu cầu riêng bà phải bồi thường khoảng 1 tỷ USD cho những thất thoát ngân sách quốc gia do chương trình trợ giá gạo mà Chính phủ trước đây của bà triển khai.
Chiều 14/10, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế về công tác bồi thường thiệt hại đối với người dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng do sự cố môi trường, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã chuyển đủ số tiền 500 triệu USD bồi thường việc xả thải gây ra thảm họa hủy hoại môi trường biển miền Trung.
Nhiều hãng thông tấn và truyền thông quốc tế ngày 30/6 đã đưa tin về việc Chính phủ Việt Nam tổ chức họp báo công bố nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam từ vài tháng trước.
72 triệu USD là khoản tiền bồi thường mà tập đoàn dược mỹ phẩm Johnson & Johnson của Mỹ phải trả cho gia đình một phụ nữ tử vong vì căn bệnh ung thư buồng trứng với nguyên nhân được cho là do sử dụng các sản phẩm của hãng.