Sáng sớm 1/9/2023, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người dân Thủ đô và du khách đón một sớm mùa Thu "thật lạ" khi được ngắm trăng cùng lúc với đón ánh bình minh trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, dưới lá cờ đỏ sao vàng tung bay. Bao ký ức hào hùng của dân tộc lại ùa về, khiến ai nấy không khỏi bồi hồi, xúc động và tự hào về một Việt Nam vinh quang không ngừng lớn mạnh.
Làng nghề Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) được hình thành từ thế kỷ XVII, được coi là một trong bốn nghề tinh hoa bậc nhất của Kinh thành Thăng Long – Hà Nội xưa.
Nhân dịp Quốc khánh 2/9 và chào đón ngày khai trường, sáng 31/8, triển lãm “Truyền thống hiếu học” đã được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Đống Nước, quận Ba Đình.
Ngày 22/3, thành phố Hà Nội đã công bố quy hoạch phân khu đô thị H1-1 (A,B,C), H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2.000, thuộc khu vực nội đô lịch sử gồm các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Đây là quy hoạch được đông đảo người dân Thủ đô quan tâm từ nhiều năm nay. Tới dự có đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng lãnh đạo UBND thành phố, các quận có liên quan.
Trong những ngày qua, nhiều người dân Thủ đô đã sử dụng khẩu trang y tế để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra. Tuy nhiên, một số người dân ý thức kém, sau khi sử dụng xong đã vứt bừa bãi ở nơi công cộng. Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh khẩu trang y tế sử dụng một lần bị vứt la liệt ở lòng đường, vỉa hè, miệng hố ga, nhà chờ xe bus, một số điểm công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tại tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Xuyển, Thái Hà, khu vực Linh Đàm, Lò Đúc… xuất hiện nhiều khẩu trang y tế bị vứt bỏ dưới lòng đường, vỉa hè. Tương tự, tại một số điểm tập kết rác tự phát trên địa bàn cũng tràn ngập khẩu trang sử dụng một lần do người đi đường bỏ lại.
Tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, phát huy hiệu quả 8 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát xây dựng năm 2018, trong năm 2019, Hà Nội tổ chức thêm 6 tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đảm bảo an toàn thực phẩm có kiểm soát, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm, giảm thiểu ngộ độc, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trên địa bàn.
Sau hơn 2 tháng được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, hai vườn hoa hướng dương (hoa mặt trời) có tổng diện tích hơn 5.000m2 tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (quận Ba Đình, TP Hà Nội) đã bắt đầu nở, thu hút nhiều người đến để chụp ảnh cùng hoa, đặc biệt là giới trẻ bởi sự độc và lạ của loài hoa thường tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Lâm Đồng và Lào Cai nay đã có mặt ở Thủ đô.
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ, vợ cố doanh nhân Trịnh Văn Bô, người đã hiến tặng Nhà nước 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng năm 1945, đồng thời là chủ nhân cũ ngôi nhà 48 Hàng Ngang, nơi Bác Hồ khởi thảo bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã qua đời vào đêm 5/11, tại nhà riêng ở phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình (Hà Nội), hưởng thọ 104 tuổi.
Có nhà nghiên cứu đã từng nói “Thăng Long – Hà Nội là một thành phố sông, hồ”. Trên thực tế, trải qua quá trình phát triển, Hà Nội đã hình thành các hệ thống sông, hồ nối với nhau thành một chuỗi, tạo nên một hệ thống nhất, gắn liền với cấu trúc đô thị, nằm đan xen trong các khu làng đô thị, khu phố cũ, các chung cư cũ và đô thị mới… Nhưng nếu không có giải pháp bảo vệ và gìn giữ, bản sắc đô thị sông, hồ Hà Nội sẽ bị mai một.
Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam.