Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một phong tục, nghi lễ, trang phục đón Tết khác nhau, với những nét đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều hướng tới một ý nghĩa tốt đẹp là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gặp nhiều may mắn.
Ngày 22/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt 263 gương mặt tiêu biểu đại diện cho thiếu nhi của 54 dân tộc trên khắp mọi miền đất nước tham gia Liên hoan thiếu nhi tiêu biểu các dân tộc toàn quốc lần thứ IV, năm 2022.
Ngày 4/12, Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số lần thứ II năm 2020 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đại hội là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước thềm Đại hội, nhiều đại biểu đã chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, những công việc, thành tích mà mình đã cống hiến trong nhiều năm qua cho quê hương, dân tộc mình.
Thông tin từ Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ngày 4/5 cho biết: Các hoạt động tháng 5 với chủ đề "Tháng Năm nhớ Bác"sẽ diễm ra từ ngày 4- 31/5 tại Làng, hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) và 4 năm thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, Ban tổ chức giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại "ngôi nhà chung" của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần động viên tinh thần đồng bào, du khách, khắc phục khó khăn do dịch COVID - 19 gây ra…
Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Bảo tồn lễ hội dân gian của các dân tộc là một giải pháp tốt nhất để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc. Đó cũng là lý do mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định phục dựng 7 lễ hội của các dân tộc trong năm 2020.
Đón chào năm mới 2019, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra "Chợ phiên vùng cao" hội tụ đa dạng các sắc màu văn hóa, sản vật của các dân tộc vùng cao phía Bắc giới thiệu đến du khách tại Thủ đô.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, đồng bào Việt Nam trên mọi miền đất nước cũng như ở xa Tổ quốc đều một lòng hướng về nguồn cội, về đất nước, về dân tộc, về gia đình. Truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Chiều 29/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt chúc mừng thành tích xuất sắc của đội tuyển U23 Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội và cả đội U23 đã ký tên lên lá cờ Tổ quốc rộng 54 mét vuông, tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam.
Người Giáy từ Trung Quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm. Người Giáy cư trú ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương (Lào Cai), Yên Minh, Ðồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu).
Xưa kia người Ơ Ðu cư trú suốt một vùng dọc theo hai con sông Nặm Mộ và Nặm Nơn. Hiện người Ơ Ðu ở hai bản đông nhất là Xốp Pột và Kim Hoà, xã Kim Ða huyện Tương Dương, Nghệ An. Ở Lào họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa.