* Đi xin tạng trong sự nghi kỵ của người đời
Năm 1998, sau ca ghép thận thành công đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc khảo sát đối với người nhà các bệnh nhân đang nằm viện tại bệnh viện này về việc hiến tạng trong trường hợp bệnh nhân chết não hoàn toàn. Tuy nhiên, phản ứng lo sợ ban đầu của người dân khiến bác sỹ Thu và các đồng nghiệp bắt đầu lo lắng. “Mình nhìn thấy những ánh mắt hoang mang, lo sợ lẫn nghi kỵ của người nhà bệnh nhân, mình biết rằng con đường mà mình đang đi không hề dễ dàng”, bác sỹ Thu chia sẻ. Thế nhưng, khi nhìn danh sách bệnh nhân chờ được ghép tạng mỗi ngày một dài thêm, chị lại có thêm động lực để trở thành “người thuyết khách”, vận động bệnh nhân hiến tạng cứu người sau khi chết não.
Vận động hiến tạng không hề đơn giản bởi đa phần người Việt Nam vẫn còn có quan niệm “chết phải vẹn toàn”, họ không muốn người thân của mình về thế giới bên kia trong hình hài không nguyên vẹn. “Để người nhà chấp thuận ngồi nói chuyện với mình trong hoàn cảnh đau buồn vì mất người thân thì khó lắm, phải khéo léo thuyết phục làm sao để họ hiểu, nếu không tế nhị, sẽ phải đối mặt với sự giận giữ của họ và mình cũng không ít lần thất bại", bác sỹ Thu thừa nhận. Để có được một trường hợp hiến tạng có khi phải thuyết phục từ 20 - 30 người. Cũng có trường hợp, đã thuyết phục xong nhưng người nhà lại đổi ý, không đồng ý hiến nữa... Bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu nhớ lại, có một lần, con trai cả của một bệnh nhân đã hỏi chị rằng: "Làm sao để đảm bảo rằng các chị không lấy tạng của bố tôi đi bán?". Thấu hiểu được sự nghi kỵ, lo lắng của thân nhân người hiến tạng, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu đã ra giải thích cặn kẽ về quy trình cho và nhận tạng được thực hiện công khai, minh bạch như thế nào. Và chị rất vui khi vài ngày sau đó, người này đã quay lại đồng ý hiến tạng.
“Cứ mỗi lần vận động được một người hiến tặng, lại có thêm 2-3 người được cứu sống, thành công đó là động lực để mình tiếp tục đi xin tạng”. Cứ thế, hơn 10 năm chị âm thầm đi “xin” các bộ phận cơ thể người, một công việc kỳ dị nhưng đầy tính nhân văn. Mãi đến năm 2014, khi Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức thành lập Đơn vị Điều phối ghép tạng, nhiều người mới biết được ý nghĩa cao cả của việc làm này và đã có nhiều người tình nguyện hiến tạng sau khi qua đời. “Có những ngày nhận được liên tiếp nhiều cuộc điện thoại đăng ký hiến tạng sau khi chết não, mình rất vui. Vậy là sẽ có nhiều người được cứu sống hơn nhờ nguồn tạng hiến này”, bác sỹ Thu chia sẻ.
Tuy nhiên, trong số những cuộc gọi ấy, có không ít lần bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu đối mặt với sự “gạ gẫm”, trả giá cao nếu sắp xếp nguồn tạng hiến tặng để ghép cho người nhà của họ. Nhưng, gạt hết những quyền lợi vật chất, giữ đúng cam kết với người cho, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu luôn ưu tiên nguồn tạng hiến dành tặng cho những bệnh nhân nghèo mắc bệnh hiểm nghèo.
* Mở ra những cuộc đời mới
Bác sỹ Dư Ngọc Thu không quên được ca ghép tạng xuyên Việt đầu tiên diễn ra giữa Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mà chính chị là một trong những người vận động, điều phối. Khoảng tháng 9/2015, sau nhiều lần thuyết phục, gia đình một bệnh nhân nam 31 tuổi chết não đồng ý hiến tất cả nội tạng còn có thể sử dụng được. Hai quả thận đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn tim và gan thì được chuyển cho 2 bệnh nhân đang chờ ghép tạng tại bệnh viện Việt Đức. Đây cũng chính là tiền đề cho các ca ghép tạng xuyên Việt được thực hiện sau này. Nhớ lại những khoảnh khắc đó, bác sỹ Thu như vẫn còn cảm giác hồi hộp: “Nói thật là lúc đó chúng tôi cũng hơi liều, bởi chỉ cần máy bay hoãn chuyến hoặc chậm giờ bay thì nguồn tạng không sử dụng được, hành động nhân đạo của người hiến tặng đã không còn ý nghĩa nữa”.
Theo bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu, một người có thể hiến nhiều loại mô, tạng cho người khác, từ mặt, mũi, xương, da, tứ chi đến lục phủ, ngũ tạng, chỉ trừ cơ và mô mỡ. Như vậy, một bệnh nhân chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 bệnh nhân khác, mở ra 6 cuộc đời khác. Đến nay, trong hơn 500 ca ghép tạng được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu đã trực tiếp vận động được 44 người hiến tặng và mở ra sự sống cho 44 người bệnh khác.
Tuy nhiên, điều mà bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu vẫn còn trăn trở là hiện nay các chính sách và nguồn kinh phí để vinh danh, tri ân, hỗ trợ cho gia đình người hiến tạng vẫn còn chưa được đủ đầy. Đã không ít lần chị phải tự đi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cho gia đình người hiến tạng vượt qua khó khăn trong cuộc sống như hỗ trợ tiền vốn, tìm việc làm, tài trợ học bổng cho con đi học… “Coi như là một chút đền ơn cho nghĩa cử cao đẹp của họ”, chị chia sẻ.
Khi được hỏi về niềm vui trong công việc, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu mỉm cười: “Mỗi một lần chứng kiến một ca ghép thành công, chứng kiến những nụ cười, những giọt nước mắt vui mừng và hạnh phúc của người nhà bệnh nhân thì cảm xúc trong tôi lại vỡ òa”. Và chính những nụ cười, những giọt nước mắt đó là động lực để đôi chân của bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu tiếp tục hành trình “hồi sinh sự sống từ cái chết”, hành trình mang lại những mùa xuân đoàn viên./.
Năm 1998, sau ca ghép thận thành công đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu được giao nhiệm vụ thực hiện một cuộc khảo sát đối với người nhà các bệnh nhân đang nằm viện tại bệnh viện này về việc hiến tạng trong trường hợp bệnh nhân chết não hoàn toàn. Tuy nhiên, phản ứng lo sợ ban đầu của người dân khiến bác sỹ Thu và các đồng nghiệp bắt đầu lo lắng. “Mình nhìn thấy những ánh mắt hoang mang, lo sợ lẫn nghi kỵ của người nhà bệnh nhân, mình biết rằng con đường mà mình đang đi không hề dễ dàng”, bác sỹ Thu chia sẻ. Thế nhưng, khi nhìn danh sách bệnh nhân chờ được ghép tạng mỗi ngày một dài thêm, chị lại có thêm động lực để trở thành “người thuyết khách”, vận động bệnh nhân hiến tạng cứu người sau khi chết não.
Vận động hiến tạng không hề đơn giản bởi đa phần người Việt Nam vẫn còn có quan niệm “chết phải vẹn toàn”, họ không muốn người thân của mình về thế giới bên kia trong hình hài không nguyên vẹn. “Để người nhà chấp thuận ngồi nói chuyện với mình trong hoàn cảnh đau buồn vì mất người thân thì khó lắm, phải khéo léo thuyết phục làm sao để họ hiểu, nếu không tế nhị, sẽ phải đối mặt với sự giận giữ của họ và mình cũng không ít lần thất bại", bác sỹ Thu thừa nhận. Để có được một trường hợp hiến tạng có khi phải thuyết phục từ 20 - 30 người. Cũng có trường hợp, đã thuyết phục xong nhưng người nhà lại đổi ý, không đồng ý hiến nữa... Bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu nhớ lại, có một lần, con trai cả của một bệnh nhân đã hỏi chị rằng: "Làm sao để đảm bảo rằng các chị không lấy tạng của bố tôi đi bán?". Thấu hiểu được sự nghi kỵ, lo lắng của thân nhân người hiến tạng, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu đã ra giải thích cặn kẽ về quy trình cho và nhận tạng được thực hiện công khai, minh bạch như thế nào. Và chị rất vui khi vài ngày sau đó, người này đã quay lại đồng ý hiến tạng.
“Cứ mỗi lần vận động được một người hiến tặng, lại có thêm 2-3 người được cứu sống, thành công đó là động lực để mình tiếp tục đi xin tạng”. Cứ thế, hơn 10 năm chị âm thầm đi “xin” các bộ phận cơ thể người, một công việc kỳ dị nhưng đầy tính nhân văn. Mãi đến năm 2014, khi Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức thành lập Đơn vị Điều phối ghép tạng, nhiều người mới biết được ý nghĩa cao cả của việc làm này và đã có nhiều người tình nguyện hiến tạng sau khi qua đời. “Có những ngày nhận được liên tiếp nhiều cuộc điện thoại đăng ký hiến tạng sau khi chết não, mình rất vui. Vậy là sẽ có nhiều người được cứu sống hơn nhờ nguồn tạng hiến này”, bác sỹ Thu chia sẻ.
Tuy nhiên, trong số những cuộc gọi ấy, có không ít lần bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu đối mặt với sự “gạ gẫm”, trả giá cao nếu sắp xếp nguồn tạng hiến tặng để ghép cho người nhà của họ. Nhưng, gạt hết những quyền lợi vật chất, giữ đúng cam kết với người cho, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu luôn ưu tiên nguồn tạng hiến dành tặng cho những bệnh nhân nghèo mắc bệnh hiểm nghèo.
TS-BS Dư Thị Ngọc Thu (người đeo kính) trong một ca ghép tạng. Ảnh: Phương Vy - TTXVN. |
Bác sỹ Dư Ngọc Thu không quên được ca ghép tạng xuyên Việt đầu tiên diễn ra giữa Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) mà chính chị là một trong những người vận động, điều phối. Khoảng tháng 9/2015, sau nhiều lần thuyết phục, gia đình một bệnh nhân nam 31 tuổi chết não đồng ý hiến tất cả nội tạng còn có thể sử dụng được. Hai quả thận đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy, còn tim và gan thì được chuyển cho 2 bệnh nhân đang chờ ghép tạng tại bệnh viện Việt Đức. Đây cũng chính là tiền đề cho các ca ghép tạng xuyên Việt được thực hiện sau này. Nhớ lại những khoảnh khắc đó, bác sỹ Thu như vẫn còn cảm giác hồi hộp: “Nói thật là lúc đó chúng tôi cũng hơi liều, bởi chỉ cần máy bay hoãn chuyến hoặc chậm giờ bay thì nguồn tạng không sử dụng được, hành động nhân đạo của người hiến tặng đã không còn ý nghĩa nữa”.
Theo bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu, một người có thể hiến nhiều loại mô, tạng cho người khác, từ mặt, mũi, xương, da, tứ chi đến lục phủ, ngũ tạng, chỉ trừ cơ và mô mỡ. Như vậy, một bệnh nhân chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 bệnh nhân khác, mở ra 6 cuộc đời khác. Đến nay, trong hơn 500 ca ghép tạng được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu đã trực tiếp vận động được 44 người hiến tặng và mở ra sự sống cho 44 người bệnh khác.
Tuy nhiên, điều mà bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu vẫn còn trăn trở là hiện nay các chính sách và nguồn kinh phí để vinh danh, tri ân, hỗ trợ cho gia đình người hiến tạng vẫn còn chưa được đủ đầy. Đã không ít lần chị phải tự đi vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cho gia đình người hiến tạng vượt qua khó khăn trong cuộc sống như hỗ trợ tiền vốn, tìm việc làm, tài trợ học bổng cho con đi học… “Coi như là một chút đền ơn cho nghĩa cử cao đẹp của họ”, chị chia sẻ.
Khi được hỏi về niềm vui trong công việc, bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu mỉm cười: “Mỗi một lần chứng kiến một ca ghép thành công, chứng kiến những nụ cười, những giọt nước mắt vui mừng và hạnh phúc của người nhà bệnh nhân thì cảm xúc trong tôi lại vỡ òa”. Và chính những nụ cười, những giọt nước mắt đó là động lực để đôi chân của bác sỹ Dư Thị Ngọc Thu tiếp tục hành trình “hồi sinh sự sống từ cái chết”, hành trình mang lại những mùa xuân đoàn viên./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN