Bài 2: Kỳ tích cứu người giữa biển khơi
Kỳ tích cứu người giữa biển khơi
Cấp cứu người gặp nạn, mắc bệnh hiểm nghèo vốn là công việc quen thuộc của người thầy thuốc. Thế nhưng, việc giành giật mạng sống với tử thần nơi đầu sóng ngọn gió với phương tiện đơn sơ như ở Trường Sa thì quả là kỳ tích.
Trong hơn 26 năm qua, các bác sỹ quân y trên quần đảo Trường Sa đã thực hiện nhiều ca cấp cứu “ngoạn mục” trong điều kiện thiếu cả nhân lực lẫn trang thiết bị, đó là các ca cấp cứu người bị chấn thương sọ não, ngưng tim, suy hô hấp, đa chấn thương, nhiễm trùng huyết, tai biến mạch máu não…
Trong một chuyến ra khơi cuối năm 2012, anh Lê Quang Minh (ngụ huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đột nhiên bị sưng đau vùng hàm mặt không thể ăn, uống được và kiệt sức dần. Giữa biển khơi, anh chỉ có thể cầm cự bằng thuốc giảm đau nhưng vùng mặt của anh càng ngày càng sưng to, đôi mắt mờ dần trắng đục.
Chiếc tàu cá đã đưa anh Minh cập bến đảo Trường Sa Lớn để nhờ sự hỗ trợ của các bác sỹ quân y ở đây. Sau khi thăm khám, xét nghiệm, các bác sỹ xác định anh Minh bị mủ màng phổi hai bên. Trong đêm, toàn bộ Bệnh xá Trường Sa Lớn đã chạy đua với tử thần để duy trì nhịp thở, đồng thời hút 1,7 lít mủ từ ổ bụng, lồng ngực và màng phổi của bệnh nhân, anh Minh đã được cứu sống trong gang tấc.
Cùng với can thiệp tại chỗ, Bệnh viện Quân Y 175 đã phối hợp với Quân chủng Phòng không – Không quân (cụ thể là Sư đoàn Không quân 370) tổ chức vận chuyển cấp cứu bằng trực thăng đối với những ca bệnh cấp cứu tối khẩn cấp về đất liền. Đã có hàng trăm chuyến bay đưa các bác sỹ ra đảo đưa người bệnh về đất liền cấp cứu, đặc biệt đã có những chuyến bay được thực hiện trong điều kiện hết sức đặc biệt.
Ngày 20/8/2016, Đại úy Trần Văn Đinh gặp nạn tại đảo Song Tử Tây và có dấu hiệu ngưng tim, ngưng hô hấp. Ngay lập tức trực thăng MI-17E của Sư đoàn Không quân 370 cùng các chiến sĩ nhận lệnh ra đảo đưa đại úy Trần Văn Đinh về đất liền.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, chuyến bay của trực thăng MI-17E trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi thời gian bay bị kéo dài, tầm bay cũng thấp hơn rất nhiều. Với quyết tâm đưa đồng đội về cấp cứu, êkip bay đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đưa Đại úy Trần Văn Đinh về đất liền an toàn và kịp thời.
Sức sống Trường Sa
“Điều kỳ diệu nhất trong cuộc đời tôi là phẫu thuật kịp thời và an toàn cho một công dân đặc biệt chào đời ngay trên đảo Trường Sa”, Thiếu tá, bác sỹ Nguyễn Hà Ngọc, Trạm trưởng Bệnh xá Trường Sa trong thời gian từ tháng 5/2010-5/2011 nhớ lại.
Là một bác sỹ chấn thương chỉnh hình nhưng ngày 4/4/2011, bác sỹ Nguyễn Hà Ngọc cùng bác sỹ Hồ Xuân Lãng đã tham gia kíp mổ lấy thai cho chị Nguyễn Thị Thanh Thúy ngay tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn.
Sản phụ Thúy được chẩn đoán là ca sinh khó, sản phụ lại bị u xơ tử cung với đường kính hơn 10 cm, ngôi thai nằm ngang, bị thiểu ối và dây nhau quấn cổ thai nhi.
Sau khi báo cáo, Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 175 quyết định thực hiện ca mổ lấy thai nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Với sự hỗ trợ của các bác sỹ từ Bệnh viện Quân y 175 qua hệ thống telemedicine, bé gái Nguyễn Ngọc Trường Xuân nặng 3,2kg đã cất tiếng khóc chào đời, đánh dấu sự kiện công dân đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật sinh mổ ở Trường Sa trong niềm vui vỡ òa của mọi người trên đảo cũng như trong đất liền.
Sau sự kiện này, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn và nhạc sỹ Quỳnh Hợp đã cùng sáng tác ca khúc “Sinh ra ở Trường Sa” với những lời ca vô cùng ý nghĩa: “Sinh ra ở Trường Sa – phần máu thịt Tổ quốc giữa trùng khơi sóng/Rạng ngời niềm vui giữa đảo xa đất liền”.
Bốn năm sau đó, kỳ tích lặp lại một lần nữa khi Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn đón thêm một em bé nữa ra đời bằng kỹ thuật sinh mổ, đó là bé Thái Bình Hải Thùy. Điều này thêm một lần nữa khẳng định cho sự sức sống ở Trường Sa cũng như tài năng, tâm sức của các cán bộ, chiến sỹ quân y.
“Niềm tự hào nhất của chúng tôi là hơn 10 năm qua không có sự cố nghiêm trọng nào về y tế mà chúng tôi không xử lý được, không một trường hợp nào tử vong trên quần đảo Trường Sa”, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ với niềm vui lấp lánh trong ánh mắt.
Sự có mặt của các chiến sỹ quân y đã góp phần giúp các cán bộ chiến sỹ vững tâm làm nhiệm vụ, giúp hậu phương an lòng và ngư dân thêm vững tin bám biển lao động sản xuất./.
Kỳ tích cứu người giữa biển khơi
Cấp cứu người gặp nạn, mắc bệnh hiểm nghèo vốn là công việc quen thuộc của người thầy thuốc. Thế nhưng, việc giành giật mạng sống với tử thần nơi đầu sóng ngọn gió với phương tiện đơn sơ như ở Trường Sa thì quả là kỳ tích.
Trong hơn 26 năm qua, các bác sỹ quân y trên quần đảo Trường Sa đã thực hiện nhiều ca cấp cứu “ngoạn mục” trong điều kiện thiếu cả nhân lực lẫn trang thiết bị, đó là các ca cấp cứu người bị chấn thương sọ não, ngưng tim, suy hô hấp, đa chấn thương, nhiễm trùng huyết, tai biến mạch máu não…
Cấp cứu ngư dân tại Bệnh xá đảo Sinh Tồn. Ảnh: TTXVN |
Chiếc tàu cá đã đưa anh Minh cập bến đảo Trường Sa Lớn để nhờ sự hỗ trợ của các bác sỹ quân y ở đây. Sau khi thăm khám, xét nghiệm, các bác sỹ xác định anh Minh bị mủ màng phổi hai bên. Trong đêm, toàn bộ Bệnh xá Trường Sa Lớn đã chạy đua với tử thần để duy trì nhịp thở, đồng thời hút 1,7 lít mủ từ ổ bụng, lồng ngực và màng phổi của bệnh nhân, anh Minh đã được cứu sống trong gang tấc.
Cùng với can thiệp tại chỗ, Bệnh viện Quân Y 175 đã phối hợp với Quân chủng Phòng không – Không quân (cụ thể là Sư đoàn Không quân 370) tổ chức vận chuyển cấp cứu bằng trực thăng đối với những ca bệnh cấp cứu tối khẩn cấp về đất liền. Đã có hàng trăm chuyến bay đưa các bác sỹ ra đảo đưa người bệnh về đất liền cấp cứu, đặc biệt đã có những chuyến bay được thực hiện trong điều kiện hết sức đặc biệt.
Ngày 20/8/2016, Đại úy Trần Văn Đinh gặp nạn tại đảo Song Tử Tây và có dấu hiệu ngưng tim, ngưng hô hấp. Ngay lập tức trực thăng MI-17E của Sư đoàn Không quân 370 cùng các chiến sĩ nhận lệnh ra đảo đưa đại úy Trần Văn Đinh về đất liền.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, chuyến bay của trực thăng MI-17E trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi thời gian bay bị kéo dài, tầm bay cũng thấp hơn rất nhiều. Với quyết tâm đưa đồng đội về cấp cứu, êkip bay đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đưa Đại úy Trần Văn Đinh về đất liền an toàn và kịp thời.
Trực thăng đưa bệnh nhân từ Trường Sa về đất liền cấp cứu. Ảnh: TTXVN phát |
Sức sống Trường Sa
“Điều kỳ diệu nhất trong cuộc đời tôi là phẫu thuật kịp thời và an toàn cho một công dân đặc biệt chào đời ngay trên đảo Trường Sa”, Thiếu tá, bác sỹ Nguyễn Hà Ngọc, Trạm trưởng Bệnh xá Trường Sa trong thời gian từ tháng 5/2010-5/2011 nhớ lại.
Là một bác sỹ chấn thương chỉnh hình nhưng ngày 4/4/2011, bác sỹ Nguyễn Hà Ngọc cùng bác sỹ Hồ Xuân Lãng đã tham gia kíp mổ lấy thai cho chị Nguyễn Thị Thanh Thúy ngay tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn.
Sản phụ Thúy được chẩn đoán là ca sinh khó, sản phụ lại bị u xơ tử cung với đường kính hơn 10 cm, ngôi thai nằm ngang, bị thiểu ối và dây nhau quấn cổ thai nhi.
Sau khi báo cáo, Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 175 quyết định thực hiện ca mổ lấy thai nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
Với sự hỗ trợ của các bác sỹ từ Bệnh viện Quân y 175 qua hệ thống telemedicine, bé gái Nguyễn Ngọc Trường Xuân nặng 3,2kg đã cất tiếng khóc chào đời, đánh dấu sự kiện công dân đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật sinh mổ ở Trường Sa trong niềm vui vỡ òa của mọi người trên đảo cũng như trong đất liền.
Sau sự kiện này, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn và nhạc sỹ Quỳnh Hợp đã cùng sáng tác ca khúc “Sinh ra ở Trường Sa” với những lời ca vô cùng ý nghĩa: “Sinh ra ở Trường Sa – phần máu thịt Tổ quốc giữa trùng khơi sóng/Rạng ngời niềm vui giữa đảo xa đất liền”.
Là đơn vị được phân công phục vụ chăm sóc y tế cho quân và dân quần đảo Trường Sa, trong những năm qua, nhiều thế hệ y bác sỹ của Bệnh viện Quân y 175 đã làm tốt công tác bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho chiến sỹ, người dân trên các đảo và ngư dân giữa biển khơi. Trong ảnh: Lãnh đạo Bệnh viện Quân y 175 tặng quà cho 2 em bé ra đời bằng phương pháp sinh mổ đầu tiên tại Trường Sa. Ảnh: TTXVN phát |
Bốn năm sau đó, kỳ tích lặp lại một lần nữa khi Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn đón thêm một em bé nữa ra đời bằng kỹ thuật sinh mổ, đó là bé Thái Bình Hải Thùy. Điều này thêm một lần nữa khẳng định cho sự sức sống ở Trường Sa cũng như tài năng, tâm sức của các cán bộ, chiến sỹ quân y.
“Niềm tự hào nhất của chúng tôi là hơn 10 năm qua không có sự cố nghiêm trọng nào về y tế mà chúng tôi không xử lý được, không một trường hợp nào tử vong trên quần đảo Trường Sa”, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn chia sẻ với niềm vui lấp lánh trong ánh mắt.
Sự có mặt của các chiến sỹ quân y đã góp phần giúp các cán bộ chiến sỹ vững tâm làm nhiệm vụ, giúp hậu phương an lòng và ngư dân thêm vững tin bám biển lao động sản xuất./.
Đinh Hằng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN