Yên Bái có 13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Ngày 13/11, tại Lễ công bố xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ông Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, sau hơn 11 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, Yên Bái đã có 85/150 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Yen Bai co 13 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi nang cao, kieu mau hinh anh 1Lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái trao Bằng công nhận đạt Chuẩn nông thôn mới nâng cao cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng; trong đó, có 2/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã Nghĩa Lộ đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Trong năm 2021, tỉnh Yên Bái phấn đấu có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Để thực hiện được mục tiêu này, trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện và tiếp tục triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; bám sát kế hoạch, đăng ký của các địa phương để công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao.

Đồng thời, các địa phương trong tỉnh tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực của toàn xã hội để xây dựng nông thôn mới.

Năm 2016, sau khi về đích nông thôn mới, xã Đại Minh tiếp tục tập trung xây dựng, hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế nông nghiệp; chủ động xây dựng nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay xã đã đạt các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Tỷ lệ đường trục thôn, xóm, đường liên thôn, xóm được bê tông hóa hoặc nhựa hóa đạt 100%. Tỷ lệ đường trục xã, trục thôn có hệ thống đèn chiếu sáng đạt trên 80%. Xã có 20 công trình thủy lợi thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng với chiều dài 16,36 km kênh mương nội đồng, cơ bản đáp ứng tưới tiêu chủ động cho 127,3 ha đất lúa, rau màu các loại của nhân dân trên địa bàn xã.

Xã vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Trên địa bàn xã đã hình thành được vùng sản xuất chuyên cây ăn quả có múi (cây bưởi Đại Minh) với tổng diện 390ha, tổng sản lượng đạt 3.780 tấn/năm. Trồng cây ăn quả có múi đã đem lại thu nhập trung bình cho mỗi hộ dân đạt 240 triệu đồng/ha, cao gấp 4,5 lần so với trồng các cây hàng năm khác.

Ngoài trồng cây ăn quả một số hộ gia đình trong xã còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn theo hướng hàng hóa với quy mô trên 100 con/lứa đem lại thu nhập từ 600 - 800 triệu đồng/năm.

Hiện toàn xã có 4 hợp tác xã; trong đó, 2 Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ bưởi. Ngoài ra trên địa bàn xã đã hình thành được vùng sản xuất rau an toàn, thành lập được tổ hợp tác trồng rau sạch với tổng diện tích 5 ha tại thôn Khả Lĩnh mang lại thu nhập 500 triệu đồng/năm.

Yen Bai co 13 xa duoc cong nhan dat chuan nong thon moi nang cao, kieu mau hinh anh 2Tặng quà cho các hộ nghèo, hộ có thành tích xây dựng nông thôn mới của xã Đại Minh. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển kinh tế; tổ chức các lớp học nghề để tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… Qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã.

Thu nhập bình quân của xã Đại Minh năm 2021 ước đạt 44,5 triệu đồng/người/năm. Đến nay, xã Đại Minh không còn hộ nghèo ngoài bảo trợ xã hội, chỉ có 12 hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội.

Cơ sở vật chất văn hóa duy trì đạt chuẩn và nâng cao, chất lượng theo quy định; giáo dục - y tế - văn hóa được quan tâm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Các tiêu chí về môi trường được xã quan tâm thực hiện; trong đó thực hiện hiệu quả việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải, rác thải sinh hoạt; an ninh trật tự được đảm bảo.

Tuấn Anh

Tin liên quan

Thanh Oai xây dựng nông thôn mới gắn với các tiêu chí phát triển đô thị

Ngày 5/11/2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Oai, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện…


Long An hướng đến nông thôn mới nâng cao (Bài cuối)

Nhất quán quan điểm xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc để đời sống người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng trù phú, giữ được những nét đẹp văn hóa, giai đoạn 2021-2025, Long An tiếp tục có lộ trình, giải pháp triển khai phù hợp. Qua đó, Long An góp phần khẳng định tầm vóc của một địa phương vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa có vị trí "cửa ngõ" khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Long An hướng đến nông thôn mới nâng cao (Bài 2)

Nắm bắt thế mạnh, khắc phục khó khăn, không dừng lại những kết quả đã đạt được, nông thôn Long An đang ngày càng có nhiều làng quê có bước chuyển mình đáng kể từ thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao, tiến tới nông thôn mới kiểu mẫu.


Long An hướng đến nông thôn mới nâng cao (Bài 1)

Góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Long An được thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, phù hợp với đặc thù của từng địa phương, tránh sự dàn trải, "rập khuôn" dẫn đến hiệu quả thấp.



Đề xuất