Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu

Toàn cảnh thị xã Vĩnh Châu - thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng với gần 71% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Khmer chiếm gần 53%. Ảnh: An Hiếu
Toàn cảnh thị xã Vĩnh Châu - thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng với gần 71% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Khmer chiếm gần 53%. Ảnh: An Hiếu

Về thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) vào những ngày đầu xuân, có thể cảm nhận rõ một sức sống mới đang về với đồng bào các dân tộc nơi đây. Đó là không khí rộn ràng của mùa xuân, là diện mạo nông thôn đang ngày một khởi sắc…

Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu ảnh 1Toàn cảnh thị xã Vĩnh Châu - thị xã ven biển của tỉnh Sóc Trăng với gần 71% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Khmer chiếm gần 53%. Ảnh: An Hiếu

Nằm ở phía Nam tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Châu là thị xã duyên hải có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm gần 71% dân số. Nhờ phát huy thế mạnh của vùng đất giồng cát ven biển, năm 2020 vừa qua, đồng bào các dân tộc trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu đã thả nuôi hơn 30.500 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt trên 112.000 tấn. Bên cạnh đó, đồng bào cũng gieo trồng trên 11.000 ha rau màu các loại, trong đó diện tích trồng hành tím đặc sản đạt trên 4.400 ha, sản lượng gần 83.340 tấn. Cùng với niềm vui được mùa, giá ổn định và cao hơn cùng kỳ năm trước, các hộ trồng hành tím càng phấn khởi hơn khi sản phẩm hành tím Vĩnh Châu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu ảnh 2Bà con nông dân Khmer ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) thu hoạch hành tím phục vụ Tết Nguyên đán với niềm vui trúng mùa, được giá.Ảnh: An Hiếu
Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu ảnh 3Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao của một doanh nghiệp ở xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu
Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu ảnh 4Với diện tích sản xuất khoảng 2 ha hành tím và nuôi tôm thẻ chân trắng, hộ gia đình ông Kim Sary, dân tộc Khmer ở ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: An Hiếu

Những thành quả trong phát triển kinh tế không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn mà còn giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc. Năm 2020, Vĩnh Châu đã có hơn 1.600 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5%. Cùng với người Kinh và người Hoa, nhiều hộ đồng bào Khmer đã vượt khó, vươn lên làm giàu, điển hình như hộ gia đình anh Sóc Điều ở ấp Vĩnh Thạnh B, xã Vĩnh Hải. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi và áp dụng mô hình đa canh, đa con, năm 2019, gia đình anh Sóc Điều đã thoát nghèo, xây được ngôi nhà mới trị giá 60 triệu đồng.

Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu ảnh 5Một góc bãi biển Hồ Bể ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), nơi đang triển khai nhiều dự án phát triển du lịch và điện gió. Ảnh: An Hiếu
Xuân mới trên vùng đất Vĩnh Châu ảnh 6Giờ học tiếng Khmer của cô và trò Trường trung học cơ sở phường 2 thuộc thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng. Ảnh: An Hiếu

Với đàn bò hiện có 5 con, ao tôm 7.000 m2 và 1.000 m2 hành tím, anh Sóc Điều phấn khởi cho biết: “Nếu giá hành ổn định, tính luôn bò và tôm nuôi, nhà mình cầm chắc lãi hơn 100 triệu đồng”. Sóc Trăng hiện có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió với tổng diện tích lên đến hơn 37.000 ha, phần lớn nằm trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu. Ông Sơn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Vĩnh Châu cho biết, tỉnh Sóc Trăng nói chung, thị xã Vĩnh Châu nói riêng có thể phát triển nhiều cánh đồng điện gió với tổng công suất lên đến 1,55 GW. Không chỉ góp phần tự cân đối nguồn điện cho khu vực, các dự án này còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đáng kể đời sống đồng bào nơi đây trong tương lai không xa.

Nhu Giang – An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm