Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng vùng đất, con người Cà Mau

Ngày 4/5, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, từ ngày 30/4 đến 3/5, tỉnh đón hơn 83.000 lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch và di tích trên địa bàn tỉnh, tổng mức doanh thu đạt trên 77 tỷ đồng.

Xay dung va phat trien san pham du lich gan voi dac trung vung dat, con nguoi Ca Mau hinh anh 1Du khách chiêm ngưỡng một tổ ong ruồi vừa mới thu hoạch. Ảnh: Kim Há-TTXVN

Sự kiện Hương rừng U Minh thuộc Chương trình sự kiện ‘‘Cà Mau – Điểm đến 2022’’ tổ chức thành công thu hút đông khách du lịch đến Cà Mau trong dịp 30/4 và 1/5. Tại sự kiện, nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như: Đi bộ xuyên rừng, xác lập kỷ lục ‘‘Tổ ong lớn nhất Việt Nam’’ và ‘’Lẩu mắm lớn nhất Việt Nam’’. Bên cạnh đó, Cà Mau tổ chức hoạt động giao lưu Đờn ca tài tử, trò chơi dân gian, đua xuồng ba lá trên sông, trải nghiệm vườn dâu, thu hoạch cá đồng, theo chân thợ gác kèo ong lấy mật... Đây được xem là những sản phẩm du lịch hấp dẫn; góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước gắn với việc bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng về con người, vùng đất Cà Mau.

Hai năm qua, ngành Du lịch tỉnh gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19. Nhờ tình hình dịch được kiểm soát tốt,từ giữa tháng 3/2022 đến nay, du lịch Cà Mau phục hồi, tăng trưởng mạnh. Tuy vậy, lũy kế từ đầu năm 2022 đến ngày 3/5, lượng khách đến Cà Mau đạt hơn 558.600 lượt người, giảm 10% và mức doanh thu đạt 660 tỷ đồng, giảm 12% so cùng kỳ năm 2021.

Du lịch Cà Mau đang trên đà phục hồi, phát triển mạnh mẽ. Dự báo lượng khách du lịch đến địa phương trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng, nhất là khách quốc tế. Do đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh chủ động triển khai tốt chuỗi chương trình ‘‘Cà Mau – Điểm đến 2022’’, trong đó, Ngày hội cua Cà Mau được xem là điểm nhấn hứa hẹn thu hút đông du khách quốc tế.

Ngành Du lịch chú trọng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm OCOP, quà lưu niệm gắn với đặc trưng vùng đất, con người Cà Mau nhằm tăng sức hấp dẫn, khích thích du khách mua sắm mỗi khi đến địa phương tham quan, trải nghiệm, du lịch.

Kim Há

Tin liên quan

Du lịch Cà Mau sẵn sàng bứt phá (Bài 2)

Xác định du lịch là lĩnh vực trọng tâm, quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau đã có nhiều chủ trương, quyết sách, quy hoạch để thúc đẩy phát triển "ngành công nghiệp không khói". Bất chấp những khó khăn khách quan từ dịch COVID-19, du lịch Cà Mau đã có những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, lượng khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn, nhất là du lịch cộng đồng đang phát triển tốt.


Du lịch Cà Mau sẵn sàng bứt phá (Bài 1)

Trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã mở cửa trở lại với nhiều tín hiệu lạc quan, lượng khách du lịch đến Cà Mau tăng hơn so với cùng kỳ. Nhằm từng bước kích cầu, khôi phục du lịch trong tình hình mới, ngành du lịch Cà Mau đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thích ứng với các cấp độ dịch. Đồng thời, Cà Mau mở thêm các tour, tuyến, phát triển những sản phẩm du lịch mới để thu hút, giữ chân du khách. Phóng viên TTXVN thực hiện 2 bài về vấn đề này với chủ đề "Du lịch Cà Mau sẵn sàng bứt phá".


Du lịch Cà Mau đổi mới để vươn lên

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành du lịch Cà Mau đã chịu nhiều ảnh hưởng, các hoạt đồng gần như “đóng băng”. Để chủ động thực hiện một số hoạt động, từng bước kích thích, khôi phục du lịch trong tình hình mới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch cụ thể phục hồi, phát triển du lịch những tháng cuối năm, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.


Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước (Bài cuối)

Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, du lịch Cà Mau đang chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Du lịch Cà Mau đang có giải pháp phù hợp, thích ứng trong trạng thái bình thường mới, đồng thời kỳ vọng tạo sự hấp dẫn, mới mẻ để thu hút du khách nhiều hơn trong thời gian tới.


Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước (Bài 1)

Nằm ở cực Nam đất nước, Cà Mau sở hữu nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, khác biệt. Biến tài nguyên thành sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, thời điểm này, trong bối cảnh cùng cả nước ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, du lịch Cà Mau cũng nhìn nhận, đánh giá lại những thế mạnh để vừa vượt khó vừa sẵn sàng cho sự phát triển, bứt phá trong thời gian tới. Nội dung này được nhóm phóng viên TTXVN phản ánh qua hai bài viết với chủ đề: Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước.


Cà Mau phát triển các mô hình du lịch dựa vào các sản phẩm OCOP

Theo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cà Mau phấn đấu có ít nhất 5 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao; trong đó, địa phương sẽ chú trọng xây dựng và phát triển các mô hình du lịch như: du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng...


Cà Mau phát triển đa dạng sản phẩm du lịch để thu hút du khách

Sản phẩm du lịch của tỉnh Cà Mau tuy đã được cải thiện nâng cao về chất lượng nhưng lại thiếu tính đa dạng, chưa tạo được chuỗi sản phẩm dịch vụ vui chơi, giải trí để thu hút du khách lưu trú dài ngày tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.


Du lịch sinh thái - hướng bảo tồn bền vững các vườn chim tại Cà Mau

Bên cạnh các khu bảo tồn tự nhiên, nhiều vườn chim tại Cà Mau được hình thành tự nhiên tại các hộ gia đình. Để công tác bảo tồn các vườn chim phát huy hiệu quả, tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp nhằm hài hòa lợi ích của người dân. Trong đó, phát triển mô hình du lịch sinh thái được xem là hướng đi bền vững và thực tế.


Cà Mau phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng

Tỉnh Cà Mau xác định rõ loại hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có thế mạnh thu hút đông đảo du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai không xa. Do vậy, những tháng cuối năm 2019, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về địa điểm, danh lam, thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh.



Đề xuất