Xây dựng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao

Tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm tăng giá trị sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xay dung san pham OCOP dat tieu chuan 5 sao hinh anh 1Sản phẩm OCOP Quảng Trị được trưng bày. Ảnh: ipa.quangtri.gov.vn

Theo kế hoạch thực hiện chương trình OCOP năm 2021, tỉnh đặt mục tiêu hoàn thiện, nâng cấp và tiêu chuẩn hóa, công nhận thêm 23 sản phẩm đạt 3 sao và 2 sản phẩm đạt 4 sao; lựa chọn từ 2- 4 sản phẩm là thế mạnh đặc trưng của địa phương để xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao trong giai đoạn 2021-2025.

Để đặt mục tiêu này, tỉnh tập trung hỗ trợ tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa các hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; phấn đấu có tối thiểu 15 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP; tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện OCOP cho 200 cán bộ và 100% chủ doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ hộ sản xuất; tăng cường tuyên truyền để 100% chủ thể sản phẩm OCOP nắm được thông tin, trên 70% chủ thể sản phẩm OCOP được tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm.

Huyện Cam Lộ đã phát triển được 200 ha cây dược liệu cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến cao dược liệu, qua đó tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng có của địa phương. Thời gian qua, các sản phẩm từ cây dược liệu ở Cam Lộ đã được xếp hạng cao trong chương trình OCOP của tỉnh Quảng Trị, nhờ không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm.

Điển hình là đầu tháng 4/2021, gần 1 tấn cao dược liệu an xoa của huyện Cam Lộ lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Có được thành công này là do chính quyền địa phương đã hỗ trợ bà con nông dân từ khâu sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng đến cải tiến mẫu mã sản phẩm; đồng thời liên kết với doanh nghiệp để tìm hiểu thị trường, phân tích thành phần dược tính, kiểm định chất lượng sản phẩm.

Ngoài cao dược liệu, tỉnh Quảng Trị còn có nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP có chất lượng và giá trị cao như: nước mắm Gia Đẳng, gạo Hải Lăng, muối đậu sả Phương Anh, chuối sấy Chánh Nhung, ngũ cốc cao cấp Trần Lan, bánh cốm gạo lứt mè quê, mắm ruốc… Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 38 sản phẩm OCOP; trong đó có 5 sản phẩm 4 sao và 33 sản phẩm 3 sao.

Nguyên Lý

Tin liên quan

Thanh Hóa có thêm 7 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành quyết định việc phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Thanh Hóa đợt 1, năm 2021.


Cà Mau phát triển các mô hình du lịch dựa vào các sản phẩm OCOP

Theo UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cà Mau phấn đấu có ít nhất 5 sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao; trong đó, địa phương sẽ chú trọng xây dựng và phát triển các mô hình du lịch như: du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng...


Hướng mới trong phát triển sản phẩm OCOP ở Ninh Thuận

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch đang là hướng đi được tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh thực hiện nhằm quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp đặc thù cũng như thúc đẩy quá trình tiêu thụ, nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP của địa phương.


Trà Vinh công nhận thêm 26 sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công nhận 26 sản phẩm OCOP năm 2020 (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của 16 hộ kinh doanh, công ty và hợp tác xã đạt hạng 3 sao và 4 sao. Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP này có giá trị trong 3 năm.



Đề xuất