Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm

Sau khi tham gia Chương trình OCOP, người trồng cam Sông Con chú trọng hơn đến chất lượng cam để gìn giữ thương hiệu. Ảnh: An Văn Đạt
Sau khi tham gia Chương trình OCOP, người trồng cam Sông Con chú trọng hơn đến chất lượng cam để gìn giữ thương hiệu. Ảnh: An Văn Đạt

Để phát triển kinh tế nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đang tích cực triển khai đề án Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 1Sau khi tham gia Chương trình OCOP, người trồng cam Sông Con chú trọng hơn đến chất lượng cam để gìn giữ thương hiệu. Ảnh: An Văn Đạt

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu thị trường, những năm gần đây, Tân Kỳ đã chỉ đạo 21 xã trên địa bàn phấn đấu xây dựng OCOP. Riêng năm 2019, huyện xác định tiêu chuẩn hóa cho 4 sản phẩm nông nghiệp chủ lực: cam sạch Tân Phú, trứng gà sạch Nghĩa Hoàn, mật mía Tân Hương và mật ong Nghĩa Bình, đồng thời chi 1,25 tỷ đồng để triển khai xây dựng các sản phẩm OCOP. Đến nay, cam sạch Tân Phú và trứng gà sạch Nghĩa Hoàn đã hoàn thành và được gắn 3 sao chương trình OCOP.

Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 2Bà con nông dân ở xã Tân Hương trồng mía để bảo đảm nguyên liệu sản xuất mật mía. Ảnh: An Văn Đạt

Sau khi tham gia Tổ sản xuất cam sạch Sông Con, 25 hộ dân với 30 ha cam đã tuân thủ quy trình sản xuất sạch, chỉ thu hoạch khi cam đủ chín, có màu vàng đẹp, vị ngon, ngọt. Theo ông Nguyễn Tấn Phượng, Tổ trưởng Tổ sản xuất cam sạch Sông Con, từ khi tham gia OCOP và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, cam sạch Sông Con tiêu thụ tốt, giúp nông dân thu lãi nhiều hơn. Tổ sản xuất sẽ mở rộng diện tích trồng cam lên 50 ha để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 3Mật mía Tân Hương tham gia Chương trình OCOP có nhãn mác sản phẩm đảm bảo chất lượng, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Ảnh: An Văn Đạt

Xác định trứng gà sạch là sản phẩm chủ lực của địa phương, xã Nghĩa Hoàn đã tạo điều kiện tối đa cho nông dân khi tham gia OCOP. Nhờ đầu tư theo hướng an toàn sinh học, chú trọng đến chất lượng trứng, trang trại gà của anh Cao Văn Cường ở xóm Đồng Tâm, xã Nghĩa Hoàn hiện cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/năm. Chia sẻ với chúng tôi, anh Cường cho biết, với diện tích 3.500 m2 , nuôi 4.000 - 5.000 con gà đẻ trứng, trang trại của anh xuất bán 1.500 - 2.000 quả trứng mỗi ngày. Có tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, được chứng nhận 3 sao chương trình OCOP, trứng gà sạch Nghĩa Hoàn bán được giá hơn, giúp nông dân có thu nhập ổn định.

Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 4Tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm trứng gà sạch Nghĩa Hoàn có thị trường ổn định, giá bán cao hơn. Ảnh: An Văn Đạt
Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 5Sản phẩm trứng gà sạch Nghĩa Hoàn ứng dụng công nghệ 4.0 có dán tem, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: An Văn Đạt
Xây dựng nông thôn mới từ chương trình mỗi xã một sản phẩm ảnh 6Huyện Tân Kỳ (Nghệ An) phấn đấu đến cuối năm 2020 mỗi xã trong huyện sẽ đăng ký một sản phẩm. Ảnh: An Văn Đạt

Từ khi đề án OCOP được triển khai, tư duy sản xuất của nông dân ở Tân Kỳ đã thực sự thay đổi. Theo ông Nguyễn Công Trung, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Kỳ, chương trình đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Huyện phấn đấu đến cuối năm 2020, mỗi xã sẽ đăng ký một sản phẩm để công bố, đánh giá phân hạng, sản phẩm nào dễ làm trước, khó làm sau.

Hoàng Tâm – An Văn Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm