Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên

Những ngôi nhà mới khang trang ở các làng quê huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) được xây dựng ngày một nhiều. Ảnh: Vũ Quang – TTXVN
Những ngôi nhà mới khang trang ở các làng quê huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) được xây dựng ngày một nhiều. Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Với xuất phát điểm thấp (xã cao nhất mới đạt 6 tiêu chí, thấp nhất đạt 2 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới), song với sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hàm Yên, đến nay, huyện đã có 11/17 xã về đích nông thôn mới. Huyện vùng cao Hàm Yên phấn đấu đến năm 2025, đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Để đạt mục tiêu này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đang chung sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 1Trường tiều học xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Đẩy mạnh phát triển kinh tế

Xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) là một trong những xã về đích nông thôn mới vào năm 2016 và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí của nông thôn mới nâng cao vào năm 2023. Xác định tiêu chí thu nhập sẽ tạo nên sự bền vững trong xây dựng nông thôn mới, xã Đức Ninh chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hàng hóa theo chuỗi giá trị, tăng thu nhập cho người dân; tập trung vào một số sản phẩm địa phương có thế mạnh phát triển như bưởi, cam, thanh long, cá đặc sản…

Hợp tác xã sản xuất rau quả an toàn Đức Ninh được thành lập năm 2018. Khi tham tham gia hợp tác xã, các thành viên được giúp đỡ, tương trợ nhau trong sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm, khắc phục một số yếu kém của kinh tế hộ như thiếu vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất. Các sản phẩm của hợp tác xã tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất an toàn, không tồn dư hóa chất, không thuốc bảo quản nên đã tăng sức cạnh tranh và giá bán trên thị trường.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 2Bác sỹ khám sức khỏe cho người dân xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên. Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Ông Nguyễn Việt Phong, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất rau quả an toàn Đức Ninh cho biết: Từ chỗ chỉ có 7 thành viên lúc mới thành lập, đến nay, hợp tác xã đã có gần 30 thành viên. Diện tích sản xuất của hợp tác xã trên 30 ha, trong đó có 15 ha được trồng theo quy trình VietGap, với các loại cây như bưởi, cam, thanh long. Thời gian tới, Hợp tác xã sẽ tiếp tục liên kết với các đầu mối để kết nối tiêu thụ sản phẩm cho người dân, đồng thời mở rộng diện tích cây ăn quả trồng theo quy trình VietGap, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng thu nhập cho người nông dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cùng với các chính sách hỗ trợ về ưu đãi vốn vay, con giống, khoa học - kỹ thuật, xã Đức Ninh đã phát huy hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để làm tiền đề cho phát triển sản xuất. Hiện nay, 100% đường thôn, bản và trên 80% đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, sản xuất và vận chuyển hàng hóa; 98,8% hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố; 90% hộ có nhà tắm, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch. Đức Ninh hiện có 157 hộ nghèo, chiếm 8,4% số hộ trong xã. Năm 2023, xã phấn đấu giảm ít nhất 10 hộ nghèo để đưa tỷ lệ hộ nghèo về dưới 8%.

Ông Hà Xuân Khanh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xác định mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới là nâng cao chất lượng đời sống người dân. Vì vậy, Đức Ninh triển khai các giải pháp cụ thể để nâng cao các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí thu nhập. Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã đã vận động người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ, tập trung vào một số sản phẩm có thế mạnh của địa phương như bưởi, cam, thanh long… Xã hiện có trên 35 ha bưởi, doanh thu từ bưởi hàng năm đạt trên 4 tỷ đồng, nhiều gia đình đã vươn lên làm giàu từ cây bưởi. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 50 triệu/người/năm.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 3Trường tiều học xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ảnh: Vũ Quang – TTXVN


Thống kê đến hết năm 2022, toàn huyện Hàm Yên có 11/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 64,7 %; một xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 5,88%. Số tiêu chí nông thôn mới bình quân toàn huyện đạt 15,71 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 40,5 triệu đồng/người/năm...

Quyết tâm về đích

Với mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025, huyện Hàm Yên đã và đang có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó có việc vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, cán bộ, đảng viên trực tiếp cùng nhân dân thực hiện các phần việc trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở cơ sở. "Ngày thứ Bảy làm nông thôn mới" được triển khai đồng bộ ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 4Người dân xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) tìm hiểu về các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước. Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Ông Đàm Ngọc Hưng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hàm Yên, cho biết, việc đưa cán bộ, chiến sĩ xuống tận cơ sở chung tay cùng nhân dân xây dựng nông thôn mới vào những ngày cuối tuần, nhằm làm thay đổi tư tưởng, thói quen, tập quán của nhân dân, thực hiện nếp sống văn minh. Việc làm này giúp nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường sống từ những việc làm nhỏ nhất; qua đó giúp tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân, tuyên truyền vận động để người dân thấy mình thực sự là chủ thể, đồng thuận, tự giác, tích cực thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Sau thời gian triển khai phong trào "Ngày thứ Bảy làm nông thôn mới", toàn huyện đã huy động 89.237 lượt người tham gia. Cụ thể, toàn huyện đã gắn 300 biển chỉ dẫn ranh giới liên thôn, xã; vệ sinh đường làng ngõ xóm thu gom, xử lý 37.607 m3 rác thải, trồng và chăm sóc 75,59 km đường hoa; chỉnh trang khuôn viên 239 nhà văn hóa thôn. Các lực lượng hỗ trợ xây dựng 62,3 km đường bê tông nông thôn; trồng 13.075 cây xanh, bóng mát, cây hoa trên các tuyến đường; hỗ trợ các gia đình làm 5.557 hố chôn lấp rác thải sinh hoạt; hỗ trợ các xã, thị trấn xóa 752 nhà tạm, dột nát...

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 5

Một góc làng quê xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Ông Đỗ Đức Chiến, Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên cho biết: Huyện xác định xây dựng nông thôn mới là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài, thường xuyên và liên tục trong nông thôn, là của toàn dân và cả hệ thống chính trị.

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 6Những ngôi nhà mới khang trang ở các làng quê huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) được xây dựng ngày một nhiều. Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo của người dân trong xây dựng nông thôn mới để từng bước thực hiện hoàn thành các tiêu chí, quyết tâm về đích nông thôn mới theo lộ trình kế hoạch đã đề ra…

Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 7
Xây dựng nông thôn mới ở huyện vùng cao Hàm Yên ảnh 8Sản phẩm cam sấy khô của Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Lâm, huyện Hàm Yên đang dần khẳng định được thương hiệu trên thị trường, giúp đầu ra ổn định cho người trồng cam. Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Huyện Hàm Yên phấn đấu đến năm 2025, 17/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó ba xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; một xã kiểu mẫu.

Vũ Quang

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm