Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững

Chiều 20/5, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững cho 20 hộ trồng cao su của xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước).

Xay dung mo hinh san xuat cao su tieu dien ben vung hinh anh 1Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Ảnh: TTXVN

Các nông hộ trồng cao su trên địa bàn xã Long Tân được Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển cao su tiểu điền Đặng Quốc Thông và Thạc sỹ Trương Văn Hải, Phó trưởng Phòng nghiên cứu sinh lý - khai thác (Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam) chia sẻ, trao đổi về quy trình, kỹ thuật chăm sóc vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh; kỹ thuật thu hoạch mủ cao su, lịch sử phát triển công nghệ thu hoạch mủ cao su; các loại sâu bệnh chính trên cây cao su; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; quản lý cỏ dại…

"Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững" được Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam triển khai thực hiện từ trong thời gian 3 năm từ năm 2022 tại các xã: Long Tân (huyện Phú Riềng, Bình Phước); xã Đắk La (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) và xã Suối Kiết, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận).

Xay dung mo hinh san xuat cao su tieu dien ben vung hinh anh 2Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Ảnh: TTXVN

Mô hình triển khai nhằm xây dựng, thâm canh, cao su tiểu điền bền vững và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cao su, liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Kết thúc chương trình tập huấn khoảng 10 ngày, những hộ dân năm trong mô hình sản xuất cao su tiểu điền tại xã Long Tân sẽ được Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam hỗ trợ khoảng 30 tấn phân bón miễn phí.

K GỬI H

Tin liên quan

Trồng lúa xen rẫy cao su tái canh giúp đồng bào dân tộc ở Bình Phước từng bước ổn định cuộc sống

Thời điểm này, trên những cánh đồng lúa được trồng xen trong rẫy tái canh cây cao su, cây điều, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) đang tấp nập vào mùa gặt. Việc những hộ có đất cho trồng lúa miễn phí một vụ đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có thêm nguồn thu, ổn định cuộc sống.


Lai Châu phát triển cây cao su bền vững

Trải qua 13 năm bén rễ trên vùng đất biên giới Lai Châu với biết bao thăng trầm, đến nay cây cao su đã khẳng định được vị thế của mình trong phát triển kinh tế địa phương. Từng bước giúp bà con các dân tộc trên địa bàn ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thay đổi diện mạo các bản làng vùng cao.


Cây cao su bước đầu mang lại hiệu quả ở vùng cao Yên Bái

Sau hơn 8 năm trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Công ty cổ phần Cao su Yên Bái đã cạo mủ và khai thác 60 ha cao su tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Sau những lần khai thác cho thấy, bước đầu cây cao su đem lại năng suất và chất lượng mủ tương đối tốt, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân địa phương. Hiện công ty đang tích cực triển khai tập huấn kỹ thuật thu hoạch mủ cao su cho công nhân để đảm bảo chất lượng, sản lượng.



Đề xuất