Xác định cây trồng chủ lực cho miền núi Khánh Vĩnh

Xác định cây trồng chủ lực cho miền núi Khánh Vĩnh

Sau 3 năm chăm sóc, vườn mít nghệ, rộng gần 1ha của anh Cao Việt, dân tộc Ra-glai ở thôn Giang Mương, xã Khánh Phú, bắt đầu cho lứa trái đầu tiên. Trước đây, mảnh đất này được gia đình anh trồng mía, chi phí cao nhưng giá mía lại thấp, thu nhập rất bấp bênh. Sau khi tham gia mô hình khuyến nông của huyện, anh Cao Việt đã chuyển sang trồng mít nghệ. Đến nay, mít đã được thương lái đến tận vườn đặt mua với giá 8 ngàn đồng/kg.

 

Anh Cao Việt kể: Thời gian đầu, khi mới bắt đầu trồng mít nghệ, các cán bộ khuyến nông đến tận nhà hướng dẫn chọn cây giống, chăm sóc, phun thuốc, bón phân theo kiểu “cầm tay chỉ việc”.  Công chăm sóc cây mít đơn giản hơn mấy cây khác, sâu cũng phun thuốc. Chi phí đầu tư thấp hơn cây mía.

  sau rieng.jpg

Sầu riêng đang là một trong bốn loại cây trồng chủ lực ở Khánh Vĩnh. Ảnh:khanhhoa.gov

Trước đây, vườn nhà của các hộ dân ở huyện Khánh Vĩnh thường trồng cây lương thực ngắn ngày, như: sắn, bắp... hoặc trồng xen kẽ các loại cây khác nhau, hiệu quả không cao. Khi cây sắn, cây bắp gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhiều hộ đã chuyển hẳn sang trồng keo, cũng không mấy hiệu quả. Một thời gian khá dài, bà con loay hoay với việc trồng - chặt. Vì vậy, trước khi đưa cây mít nghệ vào trồng, huyện Khánh Vĩnh đã nghiên cứu và xác định 4 loại cây trồng chủ lực, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Ông Lê Văn Hùng, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Khánh Vĩnh, cho biết địa phương sẽ xây dựng các mô hình cây ăn quả này để bà con làm theo:

Đến nay, huyện miền núi Khánh Vĩnh vẫn còn gần 2.800 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 33% dân số toàn huyện. Với việc phát triển 4 loại cây ăn quả chủ lực, huyện Khánh Vĩnh hy vọng đây là giải pháp giúp người dân thoát nghèo. Ông Lê Văn Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh, khẳng định: Đến nay, nhiều hộ dân tộc thiểu số đã thay đổi nhận thức, không trồng cây tạp mà tập trung trồng 4 loại cây chủ lực mà huyện đã xác định:

-

Theo VOV4

Có thể bạn quan tâm