Xuân về miệt vườn sông nước Cửu Long

Xuân về miệt vườn sông nước Cửu Long
Du khách thích thú với những vườn chôm chôm trĩu quả, đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ tại Khu du lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ). Ảnh: An Hiếu
Du khách thích thú với những vườn chôm chôm trĩu quả, đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ tại Khu du lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ). Ảnh: An Hiếu

Nét mới ở miệt vườn Tây Đô

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có 27 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với trên 9.500 hộ, chiếm trên 3% dân số, trong đó đồng bào Khmer chiếm khoảng 1,8%, đồng bào Hoa chiếm hơn 1,2%... Những du khách từng đôi lần đến Tây Đô dễ dàng cảm nhận được sự đổi thay của đô thị trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau hơn 15 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Du xuân, trải nghiệm không gian Tết truyền thống Nam Bộ tại Ngày hội “Sắc xuân miệt vườn” thành phố Cần Thơ. Ảnh: An Hiếu
Du xuân, trải nghiệm không gian Tết truyền thống Nam Bộ tại Ngày hội “Sắc xuân miệt vườn” thành phố Cần Thơ. Ảnh:  An Hiếu

Đó là những con đường rộng mở, thông thoáng xe cộ, những công viên, khu đô thị xen lẫn với những nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại hiện đại mới mọc lên ở quận Ninh Kiều và khu vực lân cận. Bên cạnh những điểm nhấn về mặt kiến trúc, thành phố Cần Thơ còn để lại ấn tượng với những đổi thay ở vùng ven đô, khi 36/36 xã và hai huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2019 vừa qua, đang hướng đến mục tiêu xây dựng xã NTM nâng cao, kiểu mẫu trong thời gian tới.

Ông đồ cho chữ tại Khu du lịch sinh thái Xẻo Nhum ở quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ). Ảnh: An Hiếu
Ông đồ cho chữ tại Khu du lịch sinh thái Xẻo Nhum ở quận Cái Răng (thành phố Cần Thơ). Ảnh:  An Hiếu
Theo ông Đào Hương, Phó Trưởng Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ: nhờ triển khai Chương trình 135 của Chính phủ và lồng ghép các nguồn vốn xây dựng NTM, thành phố Cần Thơ giờ không còn ấp, còn xã điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đến nay, 100% các ấp, khu vực dân cư đã có đường giao thông đi lại được cả hai mùa mưa nắng; 85/85 xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến khu vực trung tâm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm còn dưới 2%.

Mô hình tôm - lúa mang lại thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân ở vùng chuyển đổi sản xuất Bắc quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Phan Thanh Cường
Mô hình tôm - lúa mang lại thu nhập khoảng 60 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân ở vùng chuyển đổi sản xuất Bắc quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ảnh:  Phan Thanh Cường

Xuân ấm no trên mọi nẻo đường

Đón chúng tôi trong căn nhà mới khang trang, ông Chau An, dân tộc Khmer ở xã Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang) không giấu được niềm vui vì Tết năm nay gia đình ông xây được nhà mới, các con đi làm ăn xa về sum họp đông đủ.

“Những năm vừa qua, các chương trình, dự án đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc tiếp tục phát huy hiệu quả, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước thay đổi phù hợp. Nhờ vậy, thu nhập và đời sống của đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm” - Bà Huỳnh Thị Somaly, Vụ Trưởng Vụ Địa phương 3 (Ủy ban Dân tộc)

Ấp Bưng Lức thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) giờ khác xưa nhiều lắm! Đường bê tông nối liền phum sóc và các khu dân cư. Trên cánh đồng lúa rộng 10 ha của gia đình, ông Lý Sang và các nhân công đang tất bật với mùa gặt mới. Nhà có hai máy cày, hai máy gặt đập liên hợp nên công việc chính của lão nông Khmer Lý Sang chủ yếu là thăm đồng và điều phối công việc, thu nhập mỗi năm không dưới 1 tỷ đồng.



Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng thuộc quận Thốt Nốt, (thành phố Cần Thơ) vào những ngày đầu xuân. Ảnh: An Hiếu
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng thuộc quận Thốt Nốt, (thành phố Cần Thơ) vào những ngày đầu xuân. Ảnh:  An Hiếu



Con đường nông thôn mới ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: Phan Thanh Cường
Con đường nông thôn mới ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: Phan Thanh Cường

Trong không khí đầu xuân, nông dân vùng chuyển đổi sản xuất phía Bắc quốc lộ 1A thuộc tỉnh Bạc Liêu cũng tất bật thu hoạch lúa trên đất nuôi tôm với vụ mùa bội thu, nhiều hộ thu lợi nhuận 50 - 60 triệu đồng/ ha, gồm cả nguồn thu từ nuôi tôm dưới chân ruộng. Đây cũng là mức lợi nhuận bình quân của các nông hộ sản xuất lúa trên đất nuôi tôm, tập trung chủ yếu ở hai huyện Hồng Dân và Phước Long thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa tỉnh Bạc Liêu.

Bà con Khmer thu hoạch lúa vào những ngày đầu năm mới tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh: An Hiếu
Bà con Khmer thu hoạch lúa vào những ngày đầu năm mới tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Ảnh:  An Hiếu

Chùa Sà Lôn - còn gọi là chùa Chén Kiểu ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trong dịp đầu xuân. Ảnh: An Hiếu Đoàn nghệ thuật Rô-băm Rasmei Bưng Chông luyện tập tại gia đình bà Lâm Thị Hương ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ các lễ hội đầu năm mới. Ảnh: An Hiếu
Chùa Sà Lôn - còn gọi là chùa Chén Kiểu ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trong dịp đầu xuân. Ảnh: An Hiếu
 
Chùa Sà Lôn - còn gọi là chùa Chén Kiểu ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) trong dịp đầu xuân. Ảnh: An Hiếu Đoàn nghệ thuật Rô-băm Rasmei Bưng Chông luyện tập tại gia đình bà Lâm Thị Hương ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ các lễ hội đầu năm mới. Ảnh: An Hiếu
Đoàn nghệ thuật Rô-băm Rasmei Bưng Chông luyện tập tại gia đình bà Lâm Thị Hương ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) phục vụ các lễ hội đầu năm mới. Ảnh: An Hiếu

Theo Bà Huỳnh Thị Somaly, Vụ trưởng Vụ Địa phương 3 (Ủy ban Dân tộc), ĐBSCL là địa bàn có nhiều cộng đồng dân tộc cư trú đan xen với trên 27 dân tộc, đông nhất là người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm... Sau 4 năm thực hiện Chương trình 135, có 95 xã khu vực 3 và 14 xã biên giới được đầu tư trên 263 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình, tập trung chủ yếu vào các công trình cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2016 - 2020, các địa phương đã huy động trên 61.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, có 10 đơn vị cấp huyện và gần 330 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm hơn 46% đơn vị cấp xã vùng đồng bào DTTS tại các tỉnh, thành phố trong khu vực.
Nhu Giang
Báo in T2/2020

Có thể bạn quan tâm