Trồng sa nhân tím - hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Trồng sa nhân tím - hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Trồng sa nhân tím dưới tán rừng ở huyện Sa Thầy, Kon Tum
Trồng sa nhân tím dưới tán rừng ở huyện Sa Thầy, Kon Tum

Theo đó, huyện Sa Thầy hỗ trợ 2.400 cây giống, 50% phân bón với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng cho các hộ; cử cán bộ nông nghiệp hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây sa nhân tím. 

Bà Tạ Thị Diệu, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy cho biết: Sa nhân tím là một trong những cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, cây chịu ẩm, phát triển tốt dưới tán rừng và có khả năng chống xói mòn đất, giúp bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, cây không cần nhiều thời gian chăm sóc và phù hợp với điều kiện canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. 

Cũng theo bà Diệu, đến nay, cây sa nhân tím trồng tại xã Sa Sơn sinh trưởng, phát triển tốt, đã có 2-3 nhánh chồi. Thông thường sa nhân tím sẽ cho quả sau 3 năm trồng. Hiện sa nhân tím được bán với giá 20.000 - 30.000 đồng/kg quả tươi, 120.000 đồng/kg quả khô. Theo tính toán, mỗi ha cây sa tím nhân trồng dưới tán rừng tự nhiên trong năm đầu tiên sẽ cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng và những năm tiếp theo cao hơn gấp 2 - 3 lần. 

Trước đó, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã xuống giống 2 ha sa nhân tím tại hai thôn Đăk Phía và Kon Krơk, xã Ngọc Réo. Toàn bộ diện tích này được giao cho đồng bào dân tộc thiểu số hai thôn trồng thử nghiệm, nếu đạt hiệu quả sẽ nhân rộng mô hình giúp bà con thoát nghèo.
 
Hồng Điệp 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm