Trà Vinh xây dựng Trung tâm hỗ trợ nông dân

Trà Vinh xây dựng Trung tâm hỗ trợ nông dân
Lễ động thổ Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm Trà Vinh. Ảnh: Phúc Sơn
Lễ động thổ Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm Trà Vinh. Ảnh: Phúc Sơn 
Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm Trà Vinh được xây dựng trên khu đất có diện tích gần 17 ha với các hạng mục chính như: vườn trồng thực nghiệm 10 ha, tổng sản lượng ước tính khoảng 250 tấn rau củ quả; khu vực siêu thị, khu vực dịch vụ; khu vực sơ chế đóng gói và khu vực kho. Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm Trà Vinh còn là nơi tập kết và bao tiêu nông sản cho bà con nông dân trong tỉnh Trà Vinh cả các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Cửu Long.  Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm Trà Vinh dự kiến xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động vào tháng 6/2.020. Mục tiêu của trung tâm hỗ trợ nông dân là sẽ cấy ghép và ươm trồng các loại cây thân mền cung cấp cho nông dân 1.000.000 cây/năm, cấy mô 1.600.000 cây/năm, ươm cây: 1.500.000 cây/năm, dây chuyền đóng gói rau ăn lá và rau ăn củ đạt 15,6 tấn/ngày. Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ nông dân Lavifarm Trà Vinh còn thực hiện giải pháp phần mềm Hỗ trợ nông dân E - Farm. Đây là hệ thống quản lý nông nghiệp kết hợp các công nghệ hiện đại 4.0 IoT và AI, giúp nông dân lập kế hoạch, giám sát và phân tích các hoạt động trên vùng trồng một cách chủ động, dễ dàng, như: khâu chuẩn bị làm đất, cây giống, trồng, phân bón, tưới tiêu, giám sát chất lượng, thu hoạch và tất cả các hoạt động khác được quản lý tập trung trên hệ thống. Với nền tảng kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình thực tế tốt nhất được phân tích cho các loại cây trồng trên từng loại đất, hệ thống có thể giúp nông dân và các hợp tác xã theo dõi số lượng và chi phí sử dụng, giờ làm việc cho mọi hoạt động trong vùng trồng, quản lý doanh thu và lợi nhuận cho từng mùa vụ. Ông Đinh Hùng Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Lavifarm, thành viên Công ty Lavifood cho biết, mục tiêu quan trọng hàng đầu của trung tâm là đào tạo nông dân trong tỉnh Trà Vinh nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung thành công nhân nông nghiệp, thay đổi về phương thức sản xuất truyền thống lạc hậu sang sản xuất công nghệ cao để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, liên kết và hợp tác để đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Phúc Sơn 

Có thể bạn quan tâm