Thừa Thiên - Huế nâng độ che phủ rừng đạt 57% vào năm 2020

Thừa Thiên - Huế nâng độ che phủ rừng đạt 57% vào năm 2020
Các lực lương tuần tra rừng phòng hộ Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế). Ảnh : baothuathienhue.vn
Các lực lương tuần tra rừng phòng hộ Hương Thủy (Thừa Thiên-Huế). 
Ảnh : baothuathienhue.vn
Để tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, ngoài việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã trên địa bàn, ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa vào khoán bảo vệ rừng trên 150.000 ha chủ yếu từ nguồn vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng, vốn sự nghiệp và một số chương trình dự án như SPRCC, JICA2. Tỉnh thực hiện thu hơn 30,5 tỷ đồng nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng của các chủ rừng để chi trả cho các đơn vị, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình với khoảng 129.032,29 ha rừng. Đồng thời, triển khai trồng rừng và cấp chứng chỉ rừng đạt tiêu chuẩn FSC cho các hộ dân với 1.307,7 ha trong tổng số 2.025 ha đăng ký. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Mục tiêu đặt ra là phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, gắn với quy hoạch phát triển đô thị để tạo không gian xanh về môi trường, phát triển đô thị xanh; bảo tồn đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng, nhằm lưu giữ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm và phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái; xã hội hóa nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân sinh sống ở miền núi, vùng đệm. Về giải pháp, ngành lâm nghiệp sẽ phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương trong việc tăng cường quản lý nhà nước về quản lý rừng và đất rừng; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và vận động nhân dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư ở các khu vực gần rừng, ven rừng tham gia tích cực bảo vệ rừng. theo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn đến năm 2020. Ông Hồ Sĩ Nguyên, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành lâm nghiệp tỉnh sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện giao đất, giao rừng cho tổ chức, tập thể, cộng đồng và hộ gia đình sử dụng cho mục đích lâm nghiệp lâu dài ổn định. Cùng với đó, tỉnh huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân miền núi, cộng đồng dân cư ở các khu vực gần rừng. Đồng thời, tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp. Năm 2018, tỉnh Thừa Thiên - Huế trồng mới 1.000 ha rừng (460 ha rừng phòng hộ, 140 ha rừng đặc dụng, 400 ha rừng sản xuất); trồng lại rừng sau khai thác trên 6.000 ha chủ yếu là rừng sản xuất; chăm sóc 18.000 ha rừng (3.400 rừng đặc dụng và phòng hộ, 14.600 ha rừng sản xuất); trồng 1 triệu cây phân tán; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 500 ha và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp 500 ha; trên 1.000 ha rừng trồng sản xuất khu vực ngoài quốc doanh được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn của FSC...
Quốc Việt 

Có thể bạn quan tâm