Sâu đục thân gây hại 800 ha điều ở Bình Phước

Sâu đục thân gây hại 800 ha điều ở Bình Phước
Người S'tiêng ở Bình Phước chú trọng tái đầu tư vào vườn điều. Ảnh : K Gửi H
 Người S'tiêng ở Bình Phước chú trọng tái đầu tư vào vườn điều. Ảnh : K Gửi H
Theo điều tra của các ngành chuyên môn trên sâu đục thân (thực chất là loài xén tóc Placaederus ferrugineus L, thuộc (bộ cánh cứng). Loài này là sâu hại gây hại thường xuyên. Con trưởng thành đẻ trứng chủ yếu vào tháng 3 - 4 hàng năm. Ở thời điểm này, mùa vụ điều đã thu hoạch xong, nông dân (phần lớn là người dân tộc S tiêng, Tày)  không đầu tư chăm sóc cũng như tỉa cành tạo tán để loại bỏ cành sâu, bệnh nhằm cách ly nguồn bệnh và giúp cây tập trung dinh dưỡng đế phát triển tốt hơn. Sâu đục thân là loài xén tóc (gọi là thành trùng), cạp vỏ thân, cành để đẻ trứng, hoặc đẻ trứng nơi vết thương. Sau khi đẻ khoảng 4 - 6 ngày trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng đục vào trong vỏ cành/thân, sống trong đó khoảng 6 - 7 tháng. Sau đó đục vào thân, cành gây hại tại vùng lõi của cành/thân và hóa nhộng từ 12 - 15 ngày sau đó vũ hóa thành trùng sống 2 tháng để tiếp tục duy trì vòng đời. Nếu cành nhỏ, có nhiều vết đục cành dẫn đến khô cành rụng lá. Ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước khuyến cáo, để phòng trừ sâu đục thân, đục cành, bà con cần tỉa cành, tạo tán để tạo thông thoáng cho vườn điều, nhằm loại bỏ trứng, ấu trùng sâu non nằm bên trong các cành nhánh vô hiệu; đặt bẫy từ đèn từ cuối tháng 3-4 dương lịch, thời gian thắp sáng bẫy đèn từ 18 giờ tối đến 5 giờ sáng ngày hôm sau để bắt thành trùng.  Dùng dung dịch Bordeaux theo tỷ lệ (1 CuSO4: 4 vôi : 15 nước quét lên thân cây từ 1,5m trở xuống để tiêu diệt trứng nằm trên kẻ vỏ thân cây. Bà con sử dụng các loại thuốc có khả năng lưu dẫn, nội hấp, xông hơi mạnh như: Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND bằng cách dùng xy lanh bơm thuốc vào lỗ sâu đục trên thân cây sau khi bơm thuốc dùng đất sét hoặc bông gòn nhét lỗ đục lại để diệt sâu non. Việc phòng trừ sâu đục thân, đục cành đều phải được tiến hành thường xuyên hàng năm và phải được nhiều hộ nông dân trong vùng cùng thực hiện mới đạt được hiệu quả phòng trừ cao, tránh sự phát tán, di trú của con trưởng thành từ vườn này sang vườn khác. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước Lê Thị Ánh Tuyết cho biết, hiện Sở phối hợp và hướng dẫn tổ công tác các huyện, thị xây dựng kế hoạch chủ động ra quân cứu hộ vườn điều thành bằng việc tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ dịch hại nhất là đối tượng sâu đục thân, sâu đục cành phát sinh gây hại thời điểm từ tháng 3 đến tháng 7 với số lượng 71 điểm tuyên truyền trên toàn tỉnh. Cơ quan chuyên môn của Sở cùng với tổ công tác các huyện, thị cũng  hướng dẫn bà con chăm sóc chồi non, hoa và trái từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019. Đồng thời, dự kiến tổ chức thêm 170 điểm tuyên truyền và 60 mô hình điểm.
Dương Chí Tưởng

Có thể bạn quan tâm