Sắc xuân ở vùng biên mậu

Sắc xuân ở vùng biên mậu
Xuân về vùng biên Hà Giang. Ảnh: Công Hoan
Xuân về vùng biên Hà Giang. Ảnh: Công Hoan

"Điểm sáng” trong phát triển kinh tế

Đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy vào những ngày cuối năm, khi cái lạnh của mùa đông không ngăn được hoa đào đơm bông chúm chím hai bên vệ đường, chúng tôi vẫn thấy xe chở hàng lũ lượt dừng chờ ở bãi kiểm hóa để làm thủ tục thông quan.

Tiếp đón chúng tôi tại cửa khẩu, ông Lương Trung Kiên, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy vui vẻ nói: "Mỗi ngày cửa khẩu có gần 1.000 người là cư dân hai bên biên giới và khoảng 50 đến 70 xe vận tải chở hàng hóa qua lại. Năm nay, chúng tôi thu thuế đạt 180 tỷ đồng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 300 triệu USD. Hàng hóa qua cửa khẩu chủ yếu là nông sản như: dừa, xoài, thanh long, chuối, sắn; hàng nhập là phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị dự án thủy điện nhỏ… Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy đã được cải cách thủ tục hành chính, cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu mở tờ khai nộp thuế điện tử thông qua các ngân hàng thương mại; phối hợp thông quan và nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp…".

“Chương trình phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng ở Hà Giang là 1 trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Thời gian qua, Hà Giang đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trên 200 công trình và nhiều hạng mục hạ tầng cho các cửa khẩu…” - Ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Giang.. Ảnh: An Thành Đạt
“Chương trình phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng ở Hà Giang là 1 trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Thời gian qua, Hà Giang đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trên 200 công trình và nhiều hạng mục hạ tầng cho các cửa khẩu…” - Ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Giang.. Ảnh: An Thành Đạt

Ngoài cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, các cửa khẩu phụ như: Phó Bảng, Xín Mần, Săm Pun cũng được đưa vào khai thác, đem lại nguồn thu cho ngân sách địa phương mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Mặt khác, gần 30 chợ biên giới và 11 lối mở trên địa bàn tỉnh thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi hàng hóa, làm tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đồng bào hai bên biên giới.

Điển hình như chợ Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (gần lối mở Lũng Làn - Lộng Bình, mốc 504 giáp Hương Bách Tỉnh, huyện Nà Pô, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc), trung bình mỗi phiên có 20 gian hàng nước bạn sang giao dịch thương mại, giá trị hàng hóa trao đổi đạt khoảng 100 triệu đồng. Ngoài bán lẻ các vật dụng thiết yếu của cuộc sống như: quần áo, giầy dép, xà phòng, bánh kẹo… cho đồng bào dân tộc đến mua sắm tại chợ, các tiểu thương ở đây còn cung cấp một lượng lớn nông sản, đặc sản vùng biên… cho các chợ trong nội địa, người dân nước bạn.

Cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy theo dõi hàng hóa xuất, nhập khẩu qua hệ thống điện tử. Ảnh: An Thành Đạt
Cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy theo dõi hàng hóa xuất, nhập khẩu qua hệ thống điện tử. Ảnh:  An Thành Đạt
 

Mỗi ngày cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy có gần 1.000 người là cư dân hai bên biên giới và khoảng 50 đến 70 xe vận tải chở hàng hóa qua lại. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ hải quan cửa khẩu Phó Bảng (Đồng Văn) làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: An Thành Đạt
Mỗi ngày cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy có gần 1.000 người là cư dân hai bên biên giới và khoảng 50 đến 70 xe vận tải chở hàng hóa qua lại. Ảnh:  An Thành Đạt

Mỗi ngày cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy có gần 1.000 người là cư dân hai bên biên giới và khoảng 50 đến 70 xe vận tải chở hàng hóa qua lại. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ hải quan cửa khẩu Phó Bảng (Đồng Văn) làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: An Thành Đạt
Cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ảnh:  An Thành Đạt
 
Mỗi ngày cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy có gần 1.000 người là cư dân hai bên biên giới và khoảng 50 đến 70 xe vận tải chở hàng hóa qua lại. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ hải quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu. Ảnh: An Thành Đạt Cán bộ hải quan cửa khẩu Phó Bảng (Đồng Văn) làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: An Thành Đạt
Cán bộ hải quan cửa khẩu Phó Bảng (Đồng Văn) làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: An Thành Đạt

Hoạt động kinh tế biên mậu giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống đồng bào vùng biên giới, góp phần tạo việc làm cho đồng bào dân tộc, tăng cường củng cố quan hệ, hợp tác hữu nghị với nước bạn láng giềng và giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn.

Niềm vui ở vùng biên mậu

Những ngày giáp Tết, các chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang sôi động, nhộn nhịp hẳn lên. Đồng bào dân tộc nô nức xuống chợ. Ảnh: Công Hoan
Những ngày giáp Tết, các chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang sôi động, nhộn nhịp hẳn lên. Đồng bào dân tộc nô nức xuống chợ. Ảnh: Công Hoan

Hiện nay, Hà Giang được đánh giá là địa phương có điều kiện phát triển kinh tế biên mậu. Năm 2015, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 180 triệu USD, năm 2018 là 350 triệu USD, riêng năm 2017 tăng đột biến, đạt tới 3 tỷ USD. Để có được kết quả trên, ông Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Giang cho biết: Chương trình phát triển kinh tế biên mậu gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng ở Hà Giang là 1 trong 5 chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Thời gian qua, Hà Giang đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng trên 200 công trình và nhiều hạng mục hạ tầng cho các cửa khẩu, cụ thể như: trạm kiểm soát liên ngành, bãi kiểm hóa, đường kè biên giới… của cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Bên cạnh đó, một số hạng mục hạ tầng thiết yếu ở 3 cửa khẩu phụ là Xín Mần (huyện Xín Mần), Phó Bảng (huyện Đồng Văn), Săm Pun (huyện Mèo Vạc) và các lối mở khu vực biên giới cũng đã hoàn thiện hệ thống đường giao thông, đường điện, chợ, san lấp mặt bằng khu dân cư…

Gần 30 chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi hàng hóa, làm tăng thu nhập và cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đồng bào hai bên biên giới. Ảnh: Công Hoan
Gần 30 chợ biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang thường xuyên duy trì hoạt động trao đổi hàng hóa, làm tăng thu nhập và cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đồng bào hai bên biên giới. Ảnh: Công Hoan

Hà Giang cũng đã đổi mới các thủ tục hành chính vừa cởi mở vừa thông thoáng; triển khai đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng như: Hải quan, Biên phòng, Quản lý thị trường… tại cửa khẩu. Ngoài ra, tỉnh còn duy trì hoạt động đối ngoại với các địa phương thuộc hai tỉnh: Vân Nam và Quảng Tây, 7 huyện biên giới thường xuyên có các cuộc hội đàm, giao lưu văn hóa, phối hợp tuần tra… nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở các xã vùng biên, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất, chăn nuôi từng vùng.

Chợ Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc trung bình mỗi phiên có 20 gian hàng nước bạn sang giao dịch thương mại, giá trị hàng hóa trao đổi đạt khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: An Thành Đạt Chợ phiên Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc bán lẻ các vật dụng thiết yếu của cuộc sống cho đồng bào dân tộc. Ảnh: An Thành Đạt
Chợ Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc trung bình mỗi phiên có 20 gian hàng nước bạn sang giao dịch thương mại, giá trị hàng hóa trao đổi đạt khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: An Thành Đạt
 
Chợ Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc trung bình mỗi phiên có 20 gian hàng nước bạn sang giao dịch thương mại, giá trị hàng hóa trao đổi đạt khoảng 100 triệu đồng. Ảnh: An Thành Đạt Chợ phiên Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc bán lẻ các vật dụng thiết yếu của cuộc sống cho đồng bào dân tộc. Ảnh: An Thành Đạt
Chợ phiên Lũng Làn, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc bán lẻ các vật dụng thiết yếu của cuộc sống cho đồng bào dân tộc. Ảnh: An Thành Đạt

Xác định được vai trò quan trọng của kinh tế biên mậu, Hà Giang đã đưa ra những chính sách như: đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thủ tục hải quan; tăng cường kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, tội phạm ma túy; tăng danh mục, số lượng các mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu; đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại biên giới; cải tạo, nâng cấp và mở rộng quy mô mạng lưới các chợ khu vực giáp biên hiện đang xuống cấp và ưu tiên xây dựng, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông đến chợ biên giới, chợ cửa khẩu… Phấn đấu đến năm 2020, đưa tổng giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang đạt 880 triệu USD.
Hữu Hải - Minh Tâm

Có thể bạn quan tâm