Quảng Bình kiểm soát chặt dịch lở mồm long móng trên đàn trâu, bò

Quảng Bình kiểm soát chặt dịch lở mồm long móng trên đàn trâu, bò
Người dân chủ động phun xịt thuốc sát trùng, rãi vôi vệ sinh chuồng trại để ngăn chặn dịch lở mồm long móng lây lan. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN
Người dân chủ động phun xịt thuốc sát trùng, rãi vôi vệ sinh chuồng trại để ngăn chặn dịch lở mồm long móng lây lan. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Tại huyện Minh Hóa, từ ngày 21/10 đến 19/11, dịch bệnh lở mồm long móng đã bùng phát tại một số xã Hồng Hóa, Hóa Thanh và Hóa Tiến. Toàn huyện có 279 con trâu, bò của 90 hộ dân ở các bị mắc bệnh; trong đó, riêng xã Hóa Tiến có đến 138 con trâu, bò mắc bệnh. Đầu tháng 10, tại xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy cũng xuất hiện dịch lở mồm long móng với hơn 70 con trâu, bò bị mắc.

Ngay sau khi dịch lở mồm long móng xuất hiện, lực lượng chức năng đã cùng chính quyền và người dân các địa phương đã triển khai thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng như phun hóa chất, rải vôi bột. Tại cửa ngõ ra vào khu vực nhiễm bệnh, các trạm gác cùng rào chắn đã được lập lên để kiểm soát, ngăn chặn người dân không được vận chuyển gia súc đi địa phương khác hoặc vận chuyển từ bên ngoài vào; tạm thời cấm giết mổ, vận chuyển, buôn bán thịt gia súc trên địa bàn xuất hiện dịch.

Lực lượng chức năng đã tiến hành tiêm phòng bổ sung những vùng xung quanh ổ dịch, tạo vùng đệm cách ly, không để dịch bệnh lây lan. Đối với số gia súc bị bệnh, lực lượng chức năng cũng tách đàn, cho nuôi nhốt riêng để điều trị. Đến thời điểm hiện tại, dịch lở mồm long móng trên địa bàn các xã cơ bản đã được kiểm soát, không có gia súc nào chết.

Theo ông Mai Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, thời tiết chuyển mùa là điều kiện rất thuận lợi để dịch lở mồm long móng bùng phát, vì vậy bên cạnh việc chỉ đạo các cơ quan chuyên mô theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh Sở cũng đã lưu ý các hộ chăn nuôi cần thực hiện nghiêm ngặt theo hướng dẫn của quan chuyên môn, đặc biệt là việc tiêm phòng.

Đối với các địa phương xảy ra dịch cần báo cho cho cán bộ thú y ở địa phương để có biện pháp chữa trị. Do đây là dịch bệnh đã có vắc xin, việc điều trị cũng không phức tạp nên hầu hết các địa phương có dịch đều đã hướng dẫn người dân tự điều trị. Tuy nhiên, Sở cũng lưu ý đối với những địa phương nào gặp khó khăn cần sự hỗ trợ thì cần báo cáo kịp thời cho Sở, Chi cục Chăn nuôi Thú y.
Nguyễn Văn Tý

Có thể bạn quan tâm