Nông nghiệp Kỳ Sơn: Từ sản phẩm đặc sản thành sản phẩm hàng hóa

Nông nghiệp Kỳ Sơn: Từ sản phẩm đặc sản thành sản phẩm hàng hóa
Chăm sóc vườn ươm cây dược liệu ở Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống (thuộc Tập đoàn TH) nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc thảo dược quy mô lớn. Ảnh: Nam Sương
Chăm sóc vườn ươm cây dược liệu ở Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống (thuộc Tập đoàn TH) nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc thảo dược quy mô lớn. Ảnh: Nam Sương
Tận dụng lợi thế đất đồi, đồng bào Mông ở xã vùng biên Nậm Cắn đã đẩy mạnh nuôi giống bò vàng bản địa. Hộ nuôi ít có từ 3 - 4 con, hộ nuôi nhiều có hàng chục con. Không dùng thức ăn công nghiệp nên bò cho chất lượng thịt thơm, ngon, giá trị mỗi con từ 40 - 50 triệu đồng và thường cung không đủ cầu. Ông Lầu Bá Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Nậm Cắn cho biết: “Xã Nậm Cắn có 80 - 90 hộ thường xuyên nuôi bò. Bò ở Nậm Cắn tiêu thụ rất nhanh vì là sản phẩm đặc sản truyền thống của đồng bào Mông. Xã đã có kế hoạch khuyến khích bà con phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo”.
Cán bộ nông nghiệp xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo diện tích trồng bo bo theo đúng quy hoạch. Ảnh: Nam Sương
Cán bộ nông nghiệp xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn giải thích ý nghĩa của việc đảm bảo diện tích trồng bo bo theo đúng quy hoạch. Ảnh: Nam Sương
Với khí hậu phù hợp, lại có hiệu quả kinh tế cao gấp đôi, gấp ba lần so với các loại cây trồng khác, dược liệu đang dần trở thành cây trồng chủ lực của huyện Kỳ Sơn. Tại xã Mường Lống, Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống thuộc Tập đoàn TH đang triển khai trồng thử nghiệm vườn ươm, đồng thời mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu như: đương quy, đỗ trọng, đẳng sâm, cây bảy lá một hoa… Đồng bào ở xã Huồi Tụ lại tận dụng ruộng vườn để trồng bo bo lấy hạt và phát triển thành cây hàng hóa. Cả xã có khoảng 50 ha bo bo, khi thu hoạch, thương lái đến tận nơi thu mua với giá 25.000 đồng/ kg, giúp đồng bào trồng bo bo có thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm...
Từ năm 2016, huyện Kỳ Sơn đã triển khai trồng thử nghiệm cây chanh leo ở xã Mường Lống. Ảnh: Nam Sương Chăn nuôi bò Mông theo hướng hàng hóa góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Nam Sương Nuôi dê bản địa - hướng đi mới giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nâng cao thu nhập. Ảnh: Nam Sương Đồng bào dân tộc Thái ở xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn mở rộng diện tích trồng dâu phục vụ cho làng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Nam Sương
Từ năm 2016, huyện Kỳ Sơn đã triển khai trồng thử nghiệm cây chanh leo ở xã Mường Lống. Ảnh: Nam Sương
 
Từ năm 2016, huyện Kỳ Sơn đã triển khai trồng thử nghiệm cây chanh leo ở xã Mường Lống. Ảnh: Nam Sương Chăn nuôi bò Mông theo hướng hàng hóa góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Nam Sương Nuôi dê bản địa - hướng đi mới giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nâng cao thu nhập. Ảnh: Nam Sương Đồng bào dân tộc Thái ở xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn mở rộng diện tích trồng dâu phục vụ cho làng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Nam Sương
Chăn nuôi bò Mông theo hướng hàng hóa góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Nam Sương
 
Từ năm 2016, huyện Kỳ Sơn đã triển khai trồng thử nghiệm cây chanh leo ở xã Mường Lống. Ảnh: Nam Sương Chăn nuôi bò Mông theo hướng hàng hóa góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Nam Sương Nuôi dê bản địa - hướng đi mới giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nâng cao thu nhập. Ảnh: Nam Sương Đồng bào dân tộc Thái ở xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn mở rộng diện tích trồng dâu phục vụ cho làng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Nam Sương
Nuôi dê bản địa - hướng đi mới giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nâng cao thu nhập. Ảnh: Nam Sương
 
Từ năm 2016, huyện Kỳ Sơn đã triển khai trồng thử nghiệm cây chanh leo ở xã Mường Lống. Ảnh: Nam Sương Chăn nuôi bò Mông theo hướng hàng hóa góp phần quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện vùng cao Kỳ Sơn. Ảnh: Nam Sương Nuôi dê bản địa - hướng đi mới giúp đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nâng cao thu nhập. Ảnh: Nam Sương Đồng bào dân tộc Thái ở xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn mở rộng diện tích trồng dâu phục vụ cho làng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Nam Sương
Đồng bào dân tộc Thái ở xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn mở rộng diện tích trồng dâu phục vụ cho làng nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Nam Sương
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa không chỉ giúp mở rộng vùng sản xuất tập trung, bền vững mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn cho biết: Để sản xuất nông sản đặc sản theo hướng hàng hóa rất cần có sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, đồng thời chính sách đầu tư, hỗ trợ sản xuất cũng phải gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp, hạn chế tối đa hiện tượng chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất tự phát, không tuân theo quy hoạch, gây bất lợi cho chính người sản xuất và địa phương.
Xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn chủ trương nhân rộng các mô hình kinh tế và duy trì các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: Nam Sương
Xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn chủ trương nhân rộng các mô hình kinh tế và duy trì các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, trồng dâu nuôi tằm. Ảnh: Nam Sương
Hoàng Tâm – Nam Sương
Báo in tháng 8/2019

Có thể bạn quan tâm