Nhọc nhằn con chữ ở vùng biên Ch’Ơm

Nhọc nhằn con chữ ở vùng biên Ch’Ơm
Từ trung tâm huyện Tây Giang lên xã Ch’Ơm gần 60km; giao thông đi lại rất khó khăn, trèo đèo lội suối, nhiều đoạn dốc cao liên tục bị sạt lở và đặc biệt mỗi khi có mưa lớn là bị cô lập hoàn toàn.

Thật khó có thể nói hết những khó khăn và vất vả của những người giáo viên ở trường Trường Phổ thông Dân tộc bán trú liên xã Ch’Ơm - Ga Ri (thôn Achoong) nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn đang từng ngày cần mẫn ở những bản làng vùng cao để “gieo mầm” cho những ước mơ của các em học sinh nơi đây, khi con đường tìm đến cái chữ của các em còn nhiều lắm nhọc nhằn, khó khăn...
Từ trung tâm huyện lên Ch’Ơm gần 60km; đường lầy lội, rất khó đi. Mỗi khi về thăm gia đình dưới xuôi trở lên, các thầy cô đã phải rất vất vả mới lên được trường. Ảnh : KL
Từ trung tâm huyện lên Ch’Ơm gần 60km; đường lầy lội, rất khó đi. Mỗi khi về thăm gia đình dưới xuôi trở lên, các thầy cô đã phải rất vất vả mới lên được trường. Ảnh : KL
Họ thường phải dắt bộ cả quảng đường dài, hoặc đi nhờ xe của người dân địa phương thì mới vượt qua được những con đường như thế này. Ảnh : KL
Họ thường phải dắt bộ cả quảng đường dài, hoặc đi nhờ xe của người dân địa phương thì mới vượt qua được những con đường như thế này. Ảnh : KL
Ðiểm trường cách xa trung tâm, đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa; nên sau những giờ dạy trên lớp, các cô giáo còn tận dụng đất trong khuôn viên trường để trồng rau cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: HR
Ðiểm trường cách xa trung tâm, đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa; nên sau những giờ dạy trên lớp, các cô giáo còn tận dụng đất trong khuôn viên trường để trồng rau cải thiện bữa ăn hàng ngày. Ảnh: HR
Thông thường, các thầy luôn tự tu sửa phòng học, đường sá và các công trình vệ sinh nơi trường học. Trong ảnh, các thầy đang sửa ống dẫn nước sinh hoạt từ đầu nguồn về. Ảnh : HR
Thông thường, các thầy luôn tự tu sửa phòng học, đường sá và các công trình vệ sinh nơi trường học. Trong ảnh, các thầy đang sửa ống dẫn nước sinh hoạt từ đầu nguồn về. Ảnh : HR
Các thầy đang xây dựng bếp ăn cho các em học sinh. Ảnh : HR
Các thầy đang xây dựng bếp ăn cho các em học sinh. Ảnh : HR
Các cô nuôi thêm heo (lợn) để cải thiện bữa ăn. Ảnh : KL
Các cô nuôi thêm heo (lợn) để cải thiện bữa ăn. Ảnh : KL
Để đến lớp, nhiều em ở xa, phải dậy từ rất sớm, vượt qua những đoạn đường dốc đá, hiểm trở và lội qua nhiều con suối. Ảnh : HR
Để đến lớp, nhiều em ở xa, phải dậy từ rất sớm, vượt qua những đoạn đường dốc đá, hiểm trở và lội qua nhiều con suối. Ảnh : HR
Cuộc thi gói bánh sừng trâu, nấu cơm lam được tổ chức thường niên. Là một trong những hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều niềm vui, tạo động lực đến trường cho các em người dân tộc thiểu số. Ảnh : KL
Cuộc thi gói bánh sừng trâu, nấu cơm lam được tổ chức thường niên. Là một trong những hoạt động ngoại khóa mang lại nhiều niềm vui, tạo động lực đến trường cho các em người dân tộc thiểu số. Ảnh : KL
Không kể nam nữ, sau những giờ lên lớp, các thầy cô đều tự tay vào bếp, nấu cho mình những bữa ăn. Ảnh : KL
Không kể nam nữ, sau những giờ lên lớp, các thầy cô đều tự tay vào bếp, nấu cho mình những bữa ăn. Ảnh : KL
Thầy Nguyễn Hồng Rin, giúp học sinh vượt qua đoạn đường lầy lội trong chuyến đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Ảnh : KL
Thầy Nguyễn Hồng Rin, giúp học sinh vượt qua đoạn đường lầy lội trong chuyến đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Ảnh : KL
Học sinh thường tranh thủ học bài vào ban ngày, vì trường chưa có điện để thắp sáng. Ảnh : KL
Học sinh  thường tranh thủ học bài vào ban ngày, vì  trường chưa có điện để thắp sáng. Ảnh : KL
Theo baoquangnam.vn

Có thể bạn quan tâm