Nhiều biện pháp giữ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang)

Nhiều biện pháp giữ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang)
Ông Phạm Quốc Dân, Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng cho biết, trong năm 2018, vườn triển khai trồng 140 ha rừng; chăm sóc 424 ha rừng trồng, 25,54 ha cây phân tán, 100 ha khoanh nuôi có trồng bổ sung; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 482 ha, gieo ươm 4.000 cây bản địa. 
Hàng ngàn ha rừng tràm đan xen với nhau nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu
Hàng ngàn ha rừng tràm đan xen với nhau nhìn từ trên cao. Ảnh: An Hiếu
  
Bên cạnh đó, Vườn đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, điều tra, giám sát đa dạng sinh học làm cơ sở khoa học cho bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi tài nguyên rừng, duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. 

Vườn tiếp tục thực hiện dự án bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh, một đề tài khoa học cấp bộ;  triển khai thực hiện 5 đề tài cấp cơ sở; thường xuyên theo dõi, giám sát thủy văn rừng, kịp thời dự báo nguy cơ cháy rừng, chủ động điều tiết mực nước để rừng tràm sinh trưởng, phát triển…
Hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng tại Vườn Quốc Gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng tại Vườn Quốc Gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu 

Bên cạnh đó, Vườn Quốc gia U Minh Thượng thực hiện nhiệm vụ  khai thác tốt tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng gắn với từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

Vườn tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng, giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030”; tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan kêu gọi, thu hút đầu tư hạ tầng phát triển du lịch sinh thái.
“Già đẩy Java” – một trong những loài chim quý nằm trong sách đỏ Việt Nam tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
“Già đẩy Java” – một trong những loài chim quý nằm trong sách đỏ Việt Nam tại Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu

Ngoài ra, các cán bộ của Vườn đã thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên những thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống để thu hút du khách tham quan.
Các loại động vật sống trong môi trường tự nhiên tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Các loại động vật sống trong môi trường tự nhiên tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Các loại động vật sống trong môi trường tự nhiên tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Các nhân viên Trung tâm cứu hộ động vật Vườn Quốc gia U Minh Thượng sơ cứu, chữa trị cho các động vật hoang dã. Ảnh: An Hiếu
Các nhân viên Trung tâm cứu hộ động vật Vườn Quốc gia U Minh Thượng
 sơ cứu, chữa trị cho các động vật hoang dã. Ảnh: An Hiếu 
Vườn Quốc gia U Minh Thượng tiếp tục triển khai, phát triển du lịch cộng đồng góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Thông qua hoạt động du lịch, các cán bộ trong vườn tuyên truyền nâng cao nhận thức của du khách và người dân địa phương về công tác bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường; phối hợp với các cơ quan, ngành, cấp trong việc xây dựng, liên kết tour du lịch và quảng bá du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia trên phương tiện thông tin đại chúng để ngày càng thu hút nhiều lượt du khách đến tham quan.
Du khách tham quan trải nghiệm các cảnh quan ngập nước tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Du khách tham quan trải nghiệm các cảnh quan ngập nước tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Du khách tham quan trải nghiệm các cảnh quan ngập nước tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu 
  
Năm 2017, Ban Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã triển khai trồng rừng tràm, chăm sóc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trồng, nuôi dưỡng trên 10.000 ha và trồng 7.500 cây bản địa tại những khu vực rừng trên đất than bùn bị suy thoái.
Du khách tham quan, trải nghiệm các cảnh quan thiên nhiên tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu
Du khách tham quan, trải nghiệm các cảnh quan thiên nhiên tại vườn Quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: An Hiếu 
  
Cũng trong năm 2017, Vườn Quốc gia U Minh Thượng tiếp nhận, tái thả về môi trường tự nhiên 3 loài thú (13 cá thể), 6 loài bò sát lưỡng cư (120 cá thể), 2 loài chim (21 cá thể), trong đó 141 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm.

Bên cạnh đó, Vườn gây nuôi phát triển 4 loài động vật hoang dã, gồm lợn rừng, vịt trời, le le, trăn đất với 115 cá thể; triển khai sinh sản nhân tạo trên 11.000 con cá trê vàng tái thả về môi trường tự nhiên làm phong phú thêm nguồn lợi thủy sản.../.
 Lê Sen
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm