Người dân vùng cao ở Thanh Hóa chủ động chống rét cho gia súc gia cầm

Người dân vùng cao ở Thanh Hóa chủ động chống rét cho gia súc gia cầm
Huyện Bá Thước vận động người dân không thả vật nuôi lên núi cao những hôm trời rét đậm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Ảnh: truyenhinhthanhhoa.vn
Huyện Bá Thước vận động người dân không thả vật nuôi lên núi cao những hôm trời rét đậm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Ảnh: truyenhinhthanhhoa.vn
Theo thống kê của UBND huyện Bá Thước, trên địa bàn có 20.714 con trâu, 15.769 con bò, đàn lợn 25.058 con, gia cầm 604 nghìn con. Đây là số lượng vật nuôi lớn cần được bảo vệ trong mùa đông. Những năm trước, tỷ lệ gia súc chết rét chiếm tỷ lệ cao. Rúy kinh nghiệm, huyện Bá Thước đã thành lập các đoàn công tác các địa phương hướng dẫn bà con phòng chống rét cho vật nuôi, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại. Ban Công là xã đầu tiên trong huyện hoàn thành việc chống rét cho vật nuôi vào mùa đông. Ngay từ tháng 10, xã đã phân công cán bộ nông nghiệp đến từng thôn, bản hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi áp dụng những biện pháp phòng chống rét cho gia súc gia cầm. Một số thôn vùng sâu người dân thường hay thả rông trâu, bò nhưng nay đã làm chuồng mới để tránh rét cho gia súc gia cầm. Chị Hà Thị Quỳnh, thôn Nghìa, xã Ban Công cho biết, trang trại của chị đang nuôi 25 con bò, 8 con trâu, hơn 200 con gà. Mùa đông năm ngoái, do không kéo bạt chắn gió và chuẩn bị thức trong những đợt rét đậm nên nhà chị chết vài con bò. Rút kinh nghiệm, năm nay chị đã chủ động phòng rét cho gia súc, gia cầm từ bây giờ; đồng thời tích trữ thức ăn cho gia súc như rơm khô, cỏ voi, chuối và một ít cám gạo để pha cho bò ăn vào những hôm rét đậm, rét hại. Gia đình chị Lò Thị Hoa, thôn Nghìa, xã Ban Công có chuồng nuôi bò ở trên đỉnh núi cao. Khi trời rét đậm, vật nuôi sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Để tránh rét cho đàn bò 11 con trong chuồng, chị Hoa đã căng bạt, quấn quanh chuồng để đàn bò không bị rét; chuẩn bị 1 cây rơm khô, 2 sào cỏ voi, cám để làm thức ăn cho bò. Tuy nhiên, do ở trên núi cao nên chị xác định nếu trời rét đại hàn thì sẽ mang củi đốt lửa sưởi ấm cho đàn bò. Ông Lương Văn Náo - Phó Chủ tịch UBND xã Ban Công cho hay, xã đã cử cán bộ đến các thôn bản chỉ đạo người dân dùng bạt quây kín để làm ấm cho đàn gia súc. Nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ đốt lửa để tăng nhiệt. Đối với thức ăn dự trữ cho mùa đông, UBND xã đã chỉ đạo người dân trồng ngô dầy để dự trữ vào mùa khô và tận dụng thức ăn khô như rơm, rạ sau thu hoạch, cỏ vào mùa đông. Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước Võ Minh Khoa cho biết, để chống rét cho vật nuôi mùa đông năm nay, huyện đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia súc tập trung vệ sinh che chắn chuồng trại, chuẩn bị thức ăn thô xanh cho đàn gia súc gia cầm đảm bảo no, ấm, tránh tình trạng chết vì đói rét. Đặc biệt, các thôn, bản có hộ chăn nuôi thả rông trên đồi núi cao, những ngày đông giá rét phải đưa gia súc về chăm sóc tại nhà; chăm sóc đầy đủ thức ăn thức uống để trâu bò có thể chịu rét mùa đông năm nay. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Quốc gia, trong tháng 12/2018 sẽ có 2-3 đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc. Ngay từ lúc này, các hộ dân sống tại các huyện miền núi khác của tỉnh Thanh Hóa gồm Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Lang Chánh cũng đang khẩn trương chuẩn bị bạt che gió, thức ăn cho gia súc gia cầm đề phòng những hôm trời rét đậm.
Nguyễn Nam

Có thể bạn quan tâm