Nghệ An mở hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

Nghệ An mở hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2019
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu - Đại học Thương mại, trình bày tại Hội thảo “Thiết lập mạng lưới liên kết trong kinh doanh và Ứng dụng truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp” do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Nghệ An (VCCI Nghệ An) tổ chức. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN.
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị thương hiệu - Đại học Thương mại, trình bày tại Hội thảo “Thiết lập mạng lưới liên kết trong kinh doanh và Ứng dụng truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp” do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Nghệ An (VCCI Nghệ An) tổ chức. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN. 
Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ Năm 2018, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 8,77%. Trong đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,04%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 15,04% (riêng công nghiệp tăng 18,78%); khu vực dịch vụ tăng 6,96%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,96%. GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế được đánh giá là chuyển dịch đúng hướng. Những con số này là cả quá trình nỗ lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mặc dù không gặp thuận lợi về thời tiết, mưa lũ diễn ra trên diện rộng nhưng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đạt 80 triệu đồng/ha đất nông nghiệp, tăng 15% so với năm 2017. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 1,266 triệu tấn, tăng 0,8%; sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 195 ngàn tấn, tăng 6,7%. Tại Nghệ An, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được thực hiện hiệu quả. Năm 2018, tỉnh có thêm 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 211 xã, chiếm 48,96% tổng số xã toàn tỉnh; có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành xây dựng nông thôn mới; 56 thôn (bản) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với sản xuất công nghiệp, tỉnh đã duy trì được tốc độ phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2018 tăng 19%. Sản lượng một số sản phẩm chủ lực có mức tăng trưởng khá như tôn thép các loại tăng 122%, xi măng tăng 61,35%, sữa chế biến tăng 26,42%, đường kính tăng 22,51%, điện sản xuất tăng 17,12%...góp phần duy trì đà tăng trưởng của ngành công nghiệp. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng năm 2018, Nghệ An đã huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 70 ngàn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2017. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành thông xe Cầu Hiếu II; đưa vào hoạt động bến xe phía Bắc thành phố Vinh; tiếp tục thực hiện các dự án nâng cấp đô thị Vinh, hồ chứa nước Bản Mồng, đường giao thông nối Vinh - Cửa Lò (giai đoạn 1), đường Mường Xén - Ta Đo - Khe Kiền (đoạn Km0-Km7), đường nối từ QL1A – huyện Nghĩa Đàn – thị xã Thái Hòa... Thu ngân sách năm 2018 của tỉnh đạt 13.141,6 tỷ đồng, đạt 103,6% dự toán và tăng 3,1% so với thực hiện năm 2017. Chi ngân sách tỉnh đảm bảo nguồn vốn cho các dự án đầu tư theo kế hoạch, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên và ưu tiên bố trí vốn đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và xử lý vấn đề cấp bách về quốc phòng, an ninh. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã tập trung tạo chuyển biến tốt về công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp, dạy nghề; giữ vững thành tích tốp đầu cả nước về học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. Trên lĩnh vực y tế, tỉnh Nghệ An đã thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát tốt dịch bệnh; duy trì, phát triển, hoàn thiện được các kỹ thuật cao trong khám và điều trị; triển khai thực hiện phương án tự chủ tại 15 bệnh viện đạt kết quả tốt. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt khoảng 88,32% dân số. Trong năm 2018, Nghệ An đã giải quyết việc làm mới khoảng 37.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 13.594 người. Tỉnh đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55,5%. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 còn khoảng 5,54%.Mở hướng cho năm 2019 Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng của tỉnh Nghệ An trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 và Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Bước vào năm mới 2019, tỉnh Nghệ An phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, có cả những khó khăn của năm 2018 kéo sang, có cả những khó khăn mới nảy sinh, nhất là diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai, bão lụt, nguy cơ dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; thu ngân sách còn thấp, trong khi nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn; huy động vốn cho đầu tư phát triển hạn chế. Năm 2019 tỉnh phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) tăng 9,0-9,5%; thu ngân sách 13.498 tỷ đồng; tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 74-75 ngàn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 42-43 triệu đồng; có thêm 27 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tạo việc làm mới 37-38 ngàn người; đưa tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 90%; số bác sỹ/vạn dân đạt 8,2 bác sỹ. Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2019, Nghệ An tiếp tục cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đồng bộ, toàn diện, thực chất hơn; tập trung khai thác, phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển nhanh, bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ngay từ đầu năm 2019 tỉnh xây dựng kịch bản tăng trưởng cho cả năm  để tập trung chỉ đạo ngay từ những tháng đầu năm. Nghệ An thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát quy hoạch đất lúa để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn; chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, liên kết chuỗi giá trị, bảo đảm đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho nông dân; phát biển bền vững kinh tế rừng, kinh tế biển; đẩy nhanh tiến độ chương trình xây dựng nông thôn mới, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Cùng với đó, tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt phát triển công nghiệp; cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng phát triển những dự án sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, đảm bảo vệ môi trường. Tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; phát huy tối đa vai trò các ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đã xác định. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; đổi mới hình thức, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án; xử lý nghiêm túc các dự án chậm triển khai. Tỉnh tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỷ trọng chi thường xuyên; thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị; tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, chống thất thu, nợ đọng thuế.
Nguyễn Văn Nhật

Có thể bạn quan tâm