Mở hướng tiêu thụ cho cam Cao Phong - Hòa Bình

Mở hướng tiêu thụ cho cam Cao Phong - Hòa Bình
Hiện tại, giá bán cam tại vườn dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/kg tùy theo loại cam xấu, đẹp.Thị trấn Cao Phong là địa phương có số hộ và diện tích trồng cam lớn nhất huyện với 452,6 ha đang trong thời kỳ kinh doanh, tính đến thời điểm này lượng tiêu thụ của thị trấn Cao Phong ước đạt khoảng trên 40% diện tích; có một số giống cam cho phép thu hoạch rải vụ  với thời gian 9 tháng trong năm.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (thứ ba, bên trái) và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình thăm gian hàng của Nông trường Cao Phong. Ảnh: Nhan Sinh-TTXVN
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (thứ ba, bên trái) và lãnh đạo tỉnh Hòa Bình thăm gian hàng của Nông trường Cao Phong. Ảnh: Nhan Sinh-TTXVN
Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Nguyễn Văn Long cho biết, so với năm trước, giá cam có sự dao động, giảm nhẹ. Song, do sản phẩm cam, quýt của Cao Phong đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cũng như việc quảng bá, xây dựng thương hiệu được triển khai thực hiện tốt nên lượng tiêu thụ vẫn được giữ vững, giá cả cơ bản ổn định. Những vườn cam chất lượng cao đạt tiêu chuẩn VietGap vẫn được thương lái đặt mua và có giá cao từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Tuy không còn tình trạng “được mùa, mất giá” như một số năm trước nhưng sản phẩm cam Cao Phong vẫn còn phụ thuộc vào thị trường bán lẻ và tư thương là chủ yếu; lượng cam tiêu thụ trong chuỗi siêu thị chưa nhiều. Do vậy, trong những năm tới diện tích cam thu hoạch ngày càng lớn thì khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ ách tắc.
Vườn cam của anh Trần Văn Tuyên, tổ 4, thị trấn Cao Phong có diện tích 7 ha cho thu hoạch hơn 5 tỷ đồng/năm. Ảnh: Nhan Sinh-TTXVN
Vườn cam của anh Trần Văn Tuyên, tổ 4, thị trấn Cao Phong có diện tích 7 ha cho thu hoạch hơn 5 tỷ đồng/năm. Ảnh: Nhan Sinh-TTXVN
Giải bài toán này, huyện Cao Phong kêu gọi nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ đầu mối để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Hợp tác xã Hà Phong đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến, bảo quản cam Cao Phong sau thu hoạch với tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2018 nhà máy sẽ đi vào hoạt động với công suất chế biến, bảo quản lạnh sau thu hoạch đạt khoảng 22.000 tấn/năm. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ trở thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm của người dân để chế biến sản phẩm nước hoa quả, tinh dầu và lưu trữ, bảo quản kho lạnh xuất khẩu.

Nhan Sinh 

Có thể bạn quan tâm