Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm ở Đồng Tháp

Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm ở Đồng Tháp
Chị Trần Thị Hè chăm sóc cho đàn vịt của mình với mức chi phí thức ăn nuôi là gần 4 triệu/ngày. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
 Chị Trần Thị Hè chăm sóc cho đàn vịt của mình với mức chi phí thức ăn nuôi là gần 4 triệu/ngày. Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN
Cùng với đó, khả năng quản lý sản xuất, tìm kiếm thị trường của tổ hợp tác, hợp tác xã còn hạn chế. Trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giống vật nuôi chất lượng cao, hầu hết người dân sử dụng con giống thương phẩm tại địa phương với chất lượng con giống vịt chưa đạt yêu cầu. Các hộ chăn nuôi vịt chạy đồng còn hạn chế diện tích đất để chuyển phương thức nuôi thả đồng sang nuôi “rọ”. Bên cạnh đó, hộ chăn nuôi vịt hạn chế về vốn nên không xây dựng chuồng trại đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y gây hạn chế áp dụng các phương pháp nuôi nuôi an toàn sinh học, thực hiện tiêu chuẩn VietGAP. Từ đó, hộ nuôi vịt không thể đáp ứng được các điều kiện của mô hình sản xuất có liên kết – tiêu thụ, cũng như tham gia vào các chuỗi truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, sản lượng và chất lượng sản phẩm chưa ổn định dẫn đến khả năng liên kết với thị trường tiêu thụ không bền vững. Trước tình hình trên, ngành nông nghiệp đưa ra giải pháp là khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện với quy mô trang trại, giảm quy mô nuôi nhỏ lẻ. Cùng với đó, củng cố hoàn thiện các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi vịt hiện có; tập huấn, hỗ trợ Ban điều hành tổ hợp tác, Ban Giám đốc hợp tác xã nâng cao khả năng quản lý tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ; thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, chăn nuôi khi đủ điều kiện. Đồng thời, thành lập chuỗi giá trị ngành hàng vịt theo hình thức liên kết thông qua hợp đồng pháp lý cung ứng đầu tư vật tư, hỗ trợ kỹ thuật có kết hợp tiêu thụ. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng thực hiện chăn nuôi với quy trình sản xuất tốt (VietGAP) nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng nhãn hiệu “Trứng vịt Đồng Tháp” với các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn về vi sinh vật, tồn dư kháng sinh...; hỗ trợ xây dựng sản xuất con giống để cung ứng con giống cho các tổ hợp tác, hợp tác xã và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng kêu gọi, hỗ trợ thành lập cơ sở sơ chế, chế biến các sản phẩm từ trứng, thịt vịt để góp phần tiêu thụ, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi vịt. Dự kiến, giá trị sản xuất ngành hàng vịt năm 2019 đạt 637 tỷ đồng, giảm 16 tỷ đồng so với năm 2018. Ước tổng đàn vịt ở tỉnh Đồng Tháp hơn 7 triệu con và sản lượng trứng hơn 293 triệu trứng/năm. Người chăn nuôi đang thấp thỏm lo âu vì gái trứng xuống thấp, nhất là các vùng nuôi vịt lấy trứng ở huyện Tháp Mười và Tam Nông đây là vùng nuôi vịt hướng trứng. Ông Phan Văn Mỹ, người nuôi vịt hơn 10 năm nay ở xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh ngao ngán khi nuôi vịt lấy trứng, vì giá trứng lên xuống thất thường như giá trứng tháng 1/2019 từ 1.800-2.000 đồng/trứng, tháng 3/2019 xuống còn từ 1.000-1.200 đồng/trứng và hiện nay giá còn 1.500-1.600 đồng/trứng. Giá trứng vịt xuống thấp như hiện nay, ông cầm cự phá huề được là đưa đàn vịt hơn 5.000 con chạy từ đồng này sang đồng khác để cho ăn qua đó giảm được chi phí thức ăn. Theo ông, nuôi vịt chạy đồng, nuôi lấy trứng rất bấp bênh, cũng có 4-5 hộ trong xóm ông đã từ bỏ nuôi vịt chạy đồng lấy trứng vì thua lỗ.
Nguyễn Văn Trí

Có thể bạn quan tâm