Lâm Đồng xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu

Lâm Đồng xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu
Vườn trà của Công ty trà Tâm Châu vừa sản xuất vừa kết hợp làm du lịch canh nông. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Vườn trà của Công ty trà Tâm Châu vừa sản xuất vừa kết hợp làm du lịch canh nông. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và các vùng phụ cận luôn nổi tiếng với những sản phẩm nông nghiệp như: hoa, rau quả vùng xứ lạnh, cà phê, trà giống cổ, cá nước lạnh, tơ lụa… Để phát huy lợi thế này, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung quảng bá, xây dựng các chuỗi liên kết và phát triển thương hiệu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm quan Vườn lan Vũ nữ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Mặt Trời. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm quan Vườn lan Vũ nữ của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Mặt Trời. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Gắn kết sản xuất và phân phối sản phẩm giúp cho người trồng hoa ở thành phố Đà Lạt chủ động được sản lượng và thị trường tiêu thụ. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Gắn kết sản xuất và phân phối sản phẩm giúp cho người trồng hoa ở thành phố Đà Lạt chủ động được sản lượng và thị trường tiêu thụ. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Đến nay, Lâm Đồng đã xây dựng được 120 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, với sự tham gia của 75 doanh nghiệp, 35 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác và gần 12.600 hộ nông dân. Trong số đó có 68 chuỗi liên kết đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận về chất lượng sản phẩm, tiêu thụ các loại sản phẩm như: Cà phê Cầu Đất, sữa tươi, cá nước lạnh… Điển hình là Công ty TNHH Hoa Mặt Trời ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Thành công từ trồng thử nghiệm hoa lan Hồ điệp, lan Vũ nữ, công ty đã tổ chức liên kết, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho 52 hộ nông dân trên địa bàn và hiện có gần 40 ha hoa lan trồng trong nhà kính. Mỗi năm, công ty sản xuất 3 triệu cành hoa; giải quyết việc làm cho 300 lao động; doanh thu đạt từ 500 triệu đến 2,4 tỷ đồng/ha...

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nên giá trị, hiệu quả sản xuất rau củ quả tại tỉnh Lâm Đồng không ngừng được nâng lên. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nên giá trị, hiệu quả sản xuất rau củ quả tại tỉnh Lâm Đồng không ngừng được nâng lên. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Hợp tác xã Hoa Anh Đào kiểm tra chất lượng, đóng gói rau quả trước khi chuyển tới khách hàng trong và ngoài nước. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Hợp tác xã Hoa Anh Đào kiểm tra chất lượng, đóng gói rau quả trước khi chuyển tới khách hàng trong và ngoài nước. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Lâm Đồng còn triển khai các chuỗi liên kết đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng. Tính đến tháng 6/2018, toàn tỉnh đã có 2 Liên hiệp Hợp tác xã (HTX) với 13 HTX thành viên, 183 HTX làm dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản… Trong số 50 HTX hoạt động dịch vụ nông nghiệp, có 50% số hợp tác xã đứng ra thu mua, bao tiêu sản phẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, để cung ứng các sản phẩm rau Đà Lạt cho 52 tỉnh, thành trên cả nước và một số quốc gia như: Hàn Quốc, Singapore… với sản lượng trên 42.000 tấn/năm, HTX đang liên kết bao tiêu sản phẩm của 80 hộ nông dân, diện tích trồng rau đạt hơn 100 ha...

Hướng dẫn học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng trồng rau công nghệ cao. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Hướng dẫn học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng trồng rau công nghệ cao. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Thời gian tới, Lâm Đồng sẽ tiếp tục tuyên truyền hiệu quả của việc liên kết, tạo sự yên tâm cho nông dân, đồng thời chú trọng bảo vệ thương hiệu các sản phẩm địa phương, nhất là công tác kiểm tra chống gian lận thương mại đối với thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, hiện đã được đăng ký bảo hộ trước pháp luật.
 
Chu Quốc Hùng

Có thể bạn quan tâm