Kon Tum: Tăng cường giám sát, kiểm soát tốt bệnh bạch hầu

Kon Tum: Tăng cường giám sát, kiểm soát tốt bệnh bạch hầu
Năm 2018, một số loại vắc xin mới sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Dương Bích Ngọc - TTXVN
Năm 2018, một số loại vắc xin mới sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh: Dương Bích Ngọc - TTXVN
Ba trường hợp khác nghi mắc bệnh bạch hầu gồm A Vối (sinh năm 1992), Y Chuyên (sinh năm 1991) và Y Nga (sinh năm 1982) cùng ở thôn Đăk Plò, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông, nhập viện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum ngày 8/10 với triệu chứng giống bệnh bạch hầu. Đến ngày 16/10, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên trả kết quả xét nghiệm 3 trường hợp trên không phát hiện vi khuẩn bạch hầu. Tuy nhiên, do bệnh nhân đã điều trị kháng sinh trước, lâm sàng khá rõ, dịch tễ có liên quan, chưa được tiêm phòng nên ngành y tế vẫn phải thực hiện công tác phòng chống bệnh tại cộng đồng. Bệnh bạch hầu ở tỉnh Kon Tum đang được ngành chức năng kiểm soát tốt, hiện chưa phát hiện thêm trường hợp nào mắc bệnh. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của bệnh, ngành y tế tỉnh Kon Tum tập trung triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn bệnh bạch hầu lây lan, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh chú trọng công tác tiêm phòng vắc xin Td (vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván), công tác khử khuẩn tại các điểm phát sinh ổ bệnh đã hoàn thành trước ngày 21/10. Ngành y tế tiếp tục tuyên truyền cho người dân về các triệu chứng của bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh để người dân tự giác và chủ động phòng chống; tăng cường các hoạt động truyền thông về tác dụng, lợi ích tiêm chủng, đối tượng và lịch tiêm để người dân biết, chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Ngành y tế cũng chỉ đạo các Trạm Y tế xã tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, ghi chép, lưu trữ hồ sơ tiêm chủng để có cơ sở xác minh tình trạng tiêm chủng của trẻ khi mắc các bệnh có vắc xin dự phòng. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động tiêm vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đạt ít nhất 95% quy mô xã, phường,đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Kon Tum là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các trường hợp mắc bệnh bạch hầu chủ yếu là đồng bào dân tộc. Khu vực này có trình độ dân trí thấp, ở vùng khó khăn và thời điểm Chương trình tiêm chủng mở rộng đang ở giai đoạn đầu của xóa xã trắng về tiêm chủng, chưa được triển khai đầy đủ (công tác tiêm chủng mở rộng được tỉnh Kon Tum triển khai ngay sau khi tái lập tỉnh vào năm 1991). Vì vậy, trong thời gian tới, ngành y tế tỉnh Kon Tum tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly và điều trị kịp thời các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu trên địa bàn; tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Td cho các đối tượng 7 - 25 tuổi tại xã Đăk Trăm - huyện Đăk Tô, cho đối tượng 7 - 30 tuổi tại xã Đăk Tờ Kan và xã Đăk Rơ Ông - huyện Tu Mơ Rông để tạo miễn dịch bền vững trong cộng đồng.
Quang Thái

Có thể bạn quan tâm