Kon Tum: Tăng cường giám sát bệnh sốt xuất huyết Dengue

Kon Tum: Tăng cường giám sát bệnh sốt xuất huyết Dengue
Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là trong những tuần vừa qua (từ tuần thứ 46 đến tuần thứ 49 năm 2019), số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Kon Tum có chiều hướng giảm so với các tuần trước đó (trung bình giảm 30-50 ca/tuần). Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, số ca mắc sốt xuất huyết giảm mạnh là do thời tiết bắt đầu chuyển lạnh nên muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue không có điều kiện sinh sản và phát triển. Cùng với đó, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố đã tăng cường công tác phun hóa chất xử lý ổ dịch ngay khi vừa phát hiện ổ dịch và phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tổ chức thực hiện Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy tại các ổ dịch và cộng đồng nhằm loại bỏ nơi sinh sản, phát triển của muỗi, lăng quăng/bọ gậy.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum khuyến cáo, mặc dù tình hình sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng giảm, nhưng người dân không nên chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống bệnh. Người dân cần tiếp tục hưởng ứng và tham gia Chiến dịch vệ sinh môi trường - diệt lăng quăng/bọ gậy; đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Thực hiện hàng tuần việc loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Quang Thái

Có thể bạn quan tâm