Khởi sắc vùng đồng bào Khmer Hậu Giang

Khởi sắc vùng đồng bào Khmer Hậu Giang
Những con đường vào phum sóc Khmer ở huyện Vị Thủy giờ đã được bê tông, nhựa hóa. Ảnh: Duy Khương
Những con đường vào phum sóc Khmer ở huyện Vị Thủy giờ đã được bê tông, nhựa hóa. Ảnh: Duy Khương

Tới ấp 5, xã Vĩnh Trung, chúng tôi tận mắt chứng kiến những đổi thay trong đời sống của đồng bào Khmer nơi đây. Những ngôi nhà khang trang xuất hiện ngày càng nhiều. Nếu như vài năm trước, tỷ lệ hộ Khmer nghèo trong ấp chiếm gần 50% thì đến nay chỉ còn gần 10%. Ông Kim Hiên, một người dân cho biết, nhờ chí thú làm ăn cùng với sự hỗ trợ tận tình của chính quyền, đời sống gia đình ông và bà con Khmer trong ấp đã tốt hơn trước rất nhiều.

Những ngôi nhà khang trang của đồng bào Khmer ở ấp 5, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy tổ chức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho nhiều hộ đồng bào Khmer. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy quan tâm, phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Duy Khương
Những ngôi nhà khang trang của đồng bào Khmer ở ấp 5, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy xuất hiện ngày càng nhiều.  Ảnh: Duy Khương
 
Những ngôi nhà khang trang của đồng bào Khmer ở ấp 5, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy tổ chức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho nhiều hộ đồng bào Khmer. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy quan tâm, phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Duy Khương
Huyện Vị Thủy tổ chức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho nhiều hộ đồng bào Khmer. Ảnh: Duy Khương
Những ngôi nhà khang trang của đồng bào Khmer ở ấp 5, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy tổ chức đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho nhiều hộ đồng bào Khmer. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy quan tâm, phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Duy Khương
Huyện Vị Thủy quan tâm, phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: Duy Khương

Đến ấp 6 và ấp 8 ở xã nông thôn mới (NTM) Vị Thủy, nơi có gần 250 hộ Khmer sinh sống, chúng tôi thấy phần lớn đường giao thông được bê tông hóa, hệ thống điện được làm mới, nước sạch cũng đã về tới từng hộ dân... Năm 2018 vừa qua, xã đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất; vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai; tổ chức triển khai các mô hình sản xuất hiệu quả như: nuôi ba ba, trồng nấm rơm, hoa màu…, góp phần giúp nhiều hộ đồng bào Khmer thoát nghèo. Điển hình như gia đình ông Danh Hưởng ở ấp 6. Trước đây, do đông con, làm ăn thua lỗ nên gia đình ông phải cầm cố 0,5 ha đất ruộng. Nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, chăm chỉ làm ăn, đến nay gia đình ông đã lấy lại được số đất đó và xây được ngôi nhà mới, trị giá gần 200 triệu đồng...

Diện mạo nông thôn vùng đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy hiện có hơn 800 hộ đồng bào Khmer với trên 3.000 người, tập trung chủ yếu ở các xã: Vị Thủy, Vị Trung, Vị Bình và Vĩnh Trung. Ảnh: Duy Khương Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân trong huyện quan tâm. Ảnh: Duy Khương
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ảnh: Duy Khương
 
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy hiện có hơn 800 hộ đồng bào Khmer với trên 3.000 người, tập trung chủ yếu ở các xã: Vị Thủy, Vị Trung, Vị Bình và Vĩnh Trung. Ảnh: Duy Khương Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân trong huyện quan tâm. Ảnh: Duy Khương
Huyện Vị Thủy hiện có hơn 800 hộ đồng bào Khmer với trên 3.000 người, tập trung chủ yếu ở các xã: Vị Thủy, Vị Trung, Vị Bình và Vĩnh Trung. Ảnh: Duy Khương
 
Diện mạo nông thôn vùng đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy đã có nhiều đổi thay, khởi sắc. Ảnh: Duy Khương Huyện Vị Thủy hiện có hơn 800 hộ đồng bào Khmer với trên 3.000 người, tập trung chủ yếu ở các xã: Vị Thủy, Vị Trung, Vị Bình và Vĩnh Trung. Ảnh: Duy Khương Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân trong huyện quan tâm. Ảnh: Duy Khương
Lễ hội đua ghe Ngo của đồng bào Khmer ở huyện Vị Thủy diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo người dân trong huyện quan tâm. Ảnh: Duy Khương
Huyện Vị Thủy hiện có 3 xã: Vị Thanh, Vị Thủy và Vị Thắng hoàn thành tiêu chí NTM. Vị Thủy phấn đấu trong thời gian tới, thu nhập của người dân tăng từ 1,5 - 2 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2 - 3%/năm, đồng thời có thêm 2 xã là: Vị Trung và Vĩnh Thuận Tây hoàn thành tiêu chí NTM.
Thu Hiền

Có thể bạn quan tâm