Khắc phục sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Khắc phục sạt lở ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 9/5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về việc khắc phục sạt lở. Ảnh: DTMN
Ngày 9/5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về việc khắc phục sạt lở.  Ảnh: DTMN

ĐBSCL có diện tích 3,9 triệu ha, nằm ở vị trí chiến lược của đất nước, là nơi sinh sống của trên 20 triệu dân. Tuy nhiên, tình hình sạt lở đã và đang diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp đến nhiều khu dân cư, công trình hạ tầng ven sông, ven biển, nhất là tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu. Toàn vùng hiện có trên 560 khu vực bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 786 km. Trong đó, có 42 khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm có chiều dài 148 km cần sớm được xử lý.

Ngày 11/5/2018, tại ấp Phú Lợi (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) xảy ra vụ sạt lở cuốn trôi một đoạn đường dài, nhiều nhà dân phải di dời khẩn cấp. Ảnh: DTMN
Ngày 11/5/2018, tại ấp Phú Lợi (xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) xảy ra vụ sạt lở cuốn trôi một đoạn đường dài, nhiều nhà dân phải di dời khẩn cấp. Ảnh: DTMN

Từ ngày 18 - 20/5/2018, liên tiếp xảy ra 3 vụ sạt lở gây thiệt hại tài sản của đồng bào sinh sống ven sông lớn thuộc các xã: Lâm Hải, Hiệp Tùng và thị trấn Năm Căn (Cà Mau). Ảnh: DTMN
Từ ngày 18 - 20/5/2018, liên tiếp xảy ra 3 vụ sạt lở gây thiệt hại tài sản của đồng bào sinh sống ven sông lớn thuộc các xã: Lâm Hải, Hiệp Tùng và thị trấn Năm Căn (Cà Mau). Ảnh: DTMN

Đêm 2/5/2018, một đoạn bờ kè chống sạt lở có chiều dài gần 40m tại ấp Tân Quãng Đông (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đã bất ngờ đổ sụp xuống lòng sông. Trong ảnh: Hiện trường của đoạn kè chống sạt lở bị sụp xuống sông, ăn sâu vào đất liền khoảng 4m. Ảnh: DTMN
Đêm 2/5/2018, một đoạn bờ kè chống sạt lở có chiều dài gần 40m tại ấp Tân Quãng Đông (xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) đã bất ngờ đổ sụp xuống lòng sông. Trong ảnh: Hiện trường của đoạn kè chống sạt lở bị sụp xuống sông, ăn sâu vào đất liền khoảng 4m. Ảnh: DTMN

Ngày 20/5/2018, sạt lở xảy ra tại khu vực bờ sông Vũng Liêm đoạn thuộc ấp Phong Thới (thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) khiến 3 căn nhà bị sụp xuống sông. Trong ảnh: Người dân tháo dỡ và di dời tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở. Ảnh: DTMN
Ngày 20/5/2018, sạt lở xảy ra tại khu vực bờ sông Vũng Liêm đoạn thuộc ấp Phong Thới (thị trấn Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) khiến 3 căn nhà bị sụp xuống sông. Trong ảnh: Người dân tháo dỡ và di dời tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở. Ảnh: DTMN

Để xử lý các khu vực sạt lở cấp bách, ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu, trung tuần tháng 5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý hỗ trợ cho các địa phương ở vùng ĐBSCL 1.500 tỷ đồng, đồng thời nhất trí với chủ trương bổ sung 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ để hỗ trợ một số địa phương trong vùng khắc phục sạt lở; bổ sung 36 triệu USD vốn ODA từ Dự án WB9 và Dự án GMS1 để lập Quỹ chống biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL và tiếp tục tìm các nguồn lực khác bổ sung vào Quỹ nhằm giải quyết kịp thời hơn những vấn đề cấp thiết do tác động của biến đổi khí hậu.

Ngày 8/5/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức đoàn khảo sát điểm sạt lở xảy ra tại ấp Phú Thạnh (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành) dài 28m, ăn sâu vào đất liền 7m, đất bị nứt nẻ, sụt lún sạt ra sông. Ảnh: DTMN
Ngày 8/5/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức đoàn khảo sát điểm sạt lở xảy ra tại ấp Phú Thạnh (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành) dài 28m, ăn sâu vào đất liền 7m, đất bị nứt nẻ, sụt lún sạt ra sông. Ảnh: DTMN

Thi công bờ kè để phòng, chống sạt lở ở bờ Tây sông Ba Rày, đoạn qua phường 2 (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: DTMN
Thi công bờ kè để phòng, chống sạt lở ở bờ Tây sông Ba Rày, đoạn qua phường 2 (thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Ảnh: DTMN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương và các ngành cần tập trung rà soát công tác quản lý khai thác cát trên sông, ven biển; tập trung trồng cây, trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn ven biển để giữ đất, bảo vệ đê điều; nghiên cứu, xây dựng các công trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, kết hợp với lấn biển, phòng chống sạt lở, phát triển điện gió. Các tỉnh vùng ĐBSCL cần rà soát quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch đô thị, khu dân cư nông thôn, không để xây dựng nhà cửa, công trình tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao; chủ động bố trí lại dân cư, tái định cư, quy hoạch lại sản xuất; chủ động hợp tác chặt chẽ với các nước thượng nguồn sông Mê Kông để điều tiết dòng chảy, nhất là trong mùa khô.
DTMN

Có thể bạn quan tâm