Huyện đảo Phú Quốc thiếu nước tưới tiêu và nước sinh hoạt trầm trọng

Huyện đảo Phú Quốc thiếu nước tưới tiêu và nước sinh hoạt trầm trọng
Xe chở nước của Lữ đoàn 950 (Quân khu 9) vận chuyển, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
 Xe chở nước của Lữ đoàn 950 (Quân khu 9) vận chuyển, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân tại ấp Gành Dầu, xã Gành Dầu (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).

Hiện tại, mặc dù huyện đã tổ chức chở nước mỗi tuần từ  2-3 chuyến để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn, nhưng ở những khu vực bị ảnh hưởng khô hạn nặng, người dân ở Bãi Thơm vẫn phải dùng can nhựa đi lấy nước từ nơi khác về sử dụng.

Từ trung tuần tháng 3/2016 đến nay, người dân xã Gành Dầu cũng phải làm quen với hiện tượng cúp điện, cúp nước thường xuyên do địa phương không đảm cung cấp liên tục nguồn nước sinh hoạt như thông lệ.

Bên cạnh nguồn nước máy, các giếng khoan công nghiệp trên địa bàn cũng không đảm bảo đủ nhu cầu nước sinh hoạt nên người dân đã phải mua nước sinh hoạt với giá 15.000 đồng/m3, tăng hơn gấp đôi so với thông lệ và mức giá qui định của địa phương.

Một vườn tiêu được đầu tư theo mô hình trồng tiêu có phủ lưới, trang bị hệ thống tưới phun tự động tại xã Cửa Cạn (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Mô hình này đang được địa phương khuyến khích phát triển do tiết kiệm nước, chi phí, sức lao động, nhất là trong tình hình thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, thiếu nước tưới tiêu như hiện nay.
Một vườn tiêu được đầu tư theo mô hình trồng tiêu có phủ lưới, trang bị hệ thống tưới phun tự động tại xã Cửa Cạn (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Mô hình này đang được địa phương khuyến khích phát triển do tiết kiệm nước, chi phí, sức lao động, nhất là trong tình hình thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài, thiếu nước tưới tiêu như hiện nay.

Trước tình hình nắng nóng và khô hạn tiếp tục diễn biến phức tạp, UBND huyện Phú Quốc đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và các xã, thị trấn khẩn trương khảo sát, thống kê các khu vực có nguy cơ hạn hán làm ảnh hưởng đến cây tiêu và thiếu nước sinh hoạt; đồng thời, hướng dẫn bà con phương pháp, kỹ thuật phòng chống hạn cho cây tiêu thông qua việc nạo vét các sông suối, giếng khơi, ao hồ,  tận dụng nguồn nước mặt tự nhiên còn lại, đào hố, lót tăng (vải bạt) để tái sử dụng nguồn nước tưới và ứng dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước.

Huyện cũng bố trí hàng chục chuyến xe vận chuyển nước từ thị trấn huyện lỵ Dương Đông và các địa bàn phụ cận đến các địa phương đang bị thiếu nước trầm trọng, đảm bảo cung ứng đủ nguồn nước, nhất là nước sinh hoạt cho nhân dân.

Thời tiết khô hạn, nắng nóng khiến nhiều chủ vườn tiêu phải thu hoạch tiêu trước thời vụ. Trong ảnh: Thu hoạch tiêu tại ấp 2, xã Cửa Cạn (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
Thời tiết khô hạn, nắng nóng khiến nhiều chủ vườn tiêu phải thu hoạch tiêu trước thời vụ. Trong ảnh: Thu hoạch tiêu tại ấp 2, xã Cửa Cạn (huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). 

Đáng lưu ý, bên cạnh các đơn vị chức năng trực thuộc UBND huyện Phú Quốc, các đơn vị quân đội và doanh nghiệp trên địa bàn như Lữ đoàn 950 (Quân khu 9), Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, Công ty TNHH một thành viên Vinpearl Phú Quốc...cũng bố trí xe bồn vận chuyển, cung cấp nước cho người dân vùng khô hạn./.

Có thể bạn quan tâm