Già làng Alăng Bảy tích cực bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Trong những dịp lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ-tu, già làng Alăng Bảy (bên trái) đều tham gia rất tích cực. Ảnh: Tiên Sa
Trong những dịp lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ-tu, già làng Alăng Bảy (bên trái) đều tham gia rất tích cực. Ảnh: Tiên Sa
“Già làng văn hóa Cơ-tu” là biệt danh của già làng, cựu chiến binh Alăng Bảy (88 tuổi) ở thôn văn hóa BhHôồng 1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang (Quảng Nam). Già cũng là Chủ tịch Hội Nông dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sông Kôn.
Trong những dịp lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ-tu, già làng Alăng Bảy (bên trái) đều tham gia rất tích cực. Ảnh: Tiên Sa
Trong những dịp lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ-tu, già làng Alăng Bảy (bên trái) đều tham gia rất tích cực. Ảnh: Tiên Sa

Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình - trồng rừng kết hợp với chăn nuôi bò, già làng Alăng Bảy còn thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát động phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”... Thành thạo 7 loại nhạc cụ truyền thống, già làng Alăng Bảy đã trực tiếp giảng dạy các điệu hát lý, các khúc dân ca, cách sử dụng nhạc cụ cho nhiều thanh niên trong làng. Theo già làng Bhnuoch Bảo ở thôn BhHôồng 1, nhiều đêm bên bếp lửa nhà Gươl, dân làng được nghe tiếng khèn, tiếng sáo Areeng hay tiếng đàn Arưl của già làng Alăng Bảy.

Mỗi lần trong làng có lễ hội, già làng Alăng Bảy lại hăng say giúp trai gái làng luyện múa hát, đánh trống, đánh chiêng. Ảnh: Tiên Sa
Mỗi lần trong làng có lễ hội, già làng Alăng Bảy lại hăng say giúp trai gái làng luyện múa hát, đánh trống, đánh chiêng. Ảnh: Tiên Sa
Già làng Alăng Bảy tích cực bảo tồn văn hóa Cơ Tu ảnh 3Già làng Alăng Bảy biểu diễn một điệu khèn truyền thống của dân tộc Cơ-tu. Ảnh: Tiên Sa
Với những đóng góp vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa Cơ-tu, người dân xã Sông Kôn đã gọi già làng Alăng Bảy là “Già làng văn hóa Cơ-tu”.
Tiên Sa
(DTMN)

Có thể bạn quan tâm