Gia Lai hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững

Gia Lai hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững
Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi phát triển các loại cây trồng như: lúa, cà phê, hồ tiêu.
Gia Lai là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi phát triển các loại cây trồng như: lúa, cà phê, hồ tiêu.

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực theo mô hình nông nghiệp sạch và bền vững xuất hiện ngày càng nhiều.

Cà phê là một trong 5 loại cây trồng được tỉnh Gia Lai lựa chọn phát triển cánh đồng lớn
Cà phê là một trong 5 loại cây trồng được tỉnh Gia Lai lựa chọn phát triển cánh đồng lớn

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 5 mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích gần 14 ha thuộc địa bàn thành phố Pleiku, thị xã Ayun Pa và các huyện Đắk Đoa, Phú Thiện, Krông Pa; hàng ngàn hecta cà phê, chè, hồ tiêu... được người dân và doanh nghiệp thực hiện theo quy trình sản xuất bền vững, ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm; gần 3.000 ha mía áp dụng mô hình cánh đồng lớn, thực hiện cơ giới hóa từ khâu làm đất đến trồng, chăm sóc và thu hoạch...

Ngành mía đường tỉnh Gia Lai chủ động liên kết với người nông dân mở rộng cánh đồng lớn, tạo tiền đề để ứng dụng công nghệ cao vào canh tác
Ngành mía đường tỉnh Gia Lai chủ động liên kết với người nông dân mở rộng cánh đồng lớn, tạo tiền đề để ứng dụng công nghệ cao vào canh tác

Để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp, Gia Lai đã triển khai xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột mì, hồ tiêu, hạt điều xuất khẩu, sản xuất mía đường; từng bước hình thành các trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm thực nghiệm nuôi cấy mô hồ tiêu; triển khai Dự án nhà máy chế biến rau quả có quy mô 60.000 m2 tại Cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Mang Yang, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang...

Mô hình trồng rừng xen cây hồ tiêu kết hợp chăn nuôi của Tập đoàn Olam ở xã Ia Le, huyện Chư Pưh được đánh giá cao, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam.
Mô hình trồng rừng xen cây hồ tiêu kết hợp chăn nuôi của Tập đoàn Olam ở xã Ia Le, huyện Chư Pưh được đánh giá cao, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam.

Với những thuận lợi trước mắt, Gia Lai phấn đấu đến năm 2020, sẽ mở rộng mô hình cánh đồng lớn lên khoảng 18.000 ha, tập trung chủ yếu vào 5 cây trồng chính là: cà phê, mía, sắn, lúa nước và hồ tiêu. Song song với việc mở rộng quy mô canh tác, Tỉnh cũng sẽ tập trung áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng nhằm tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đầu tư cho nông nghiệp sạch đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lựa chọn nhằm cung ứng cho thị trường những sản phẩm thực sự sạch và an toàn
Đầu tư cho nông nghiệp sạch đang được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lựa chọn nhằm cung ứng cho thị trường những sản phẩm thực sự sạch và an toàn

Nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô được ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai chú trọng và phát triển.
Nhân giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô được ngành Nông nghiệp tỉnh Gia Lai chú trọng và phát triển.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) đã chủ động phát triển mạnh các mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây trồng
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) đã chủ động phát triển mạnh các mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây trồng

Các sở, ngành và chính quyền các cấp đang cùng chung tay xây dựng thương hiệu nông sản sạch cho tỉnh Gia Lai. Trong ảnh: Rau sạch sau khi thu hoạch được phân loại trước khi đưa ra thị trường
Các sở, ngành và chính quyền các cấp đang cùng chung tay xây dựng thương hiệu nông sản sạch cho tỉnh Gia Lai. Trong ảnh: Rau sạch sau khi thu hoạch được phân loại trước khi đưa ra thị trường

Nguyễn Hoài Nam – Đức Thụy – Văn Thông
Báo in tháng 4/2018

Có thể bạn quan tâm