Đồng Tháp phát triển ngành hàng nông nghiệp mũi nhọn

Đồng Tháp phát triển ngành hàng nông nghiệp mũi nhọn
Đàn vịt đẻ của hộ anh Nguyễn Văn Thạch ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
 Đàn vịt đẻ của hộ anh Nguyễn Văn Thạch ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
Sản xuất theo hướng hàng hóa Sản lượng cá tra từ đầu năm 2018 đến nay đạt hơn 438.000 tấn. Giá cá tra thương phẩm hiện nay có trọng lượng từ  0,7 – 1,2 kg/con với giá 31.000 – 35.500 đồng/kg, người nuôi có lãi cao từ 7.000-10.000 đồng/kg. Ổn định nguồn nguyên liệu cá tra từ mô hình nuôi khép kín đã có hơn 65% diện tích của các doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Tháp thực hiện. Đa số các doanh nghiệp chủ động diện tích ao nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu, nuôi nhiều nhất là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Đặc điểm của các doanh nghiệp nuôi cá tra là sản xuất tập trung, không manh mún, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn GlobalGAP, VietGAP, BAP và ASC. Các công ty chủ động nguồn nguyên liệu, xây dựng được một hệ thống “vệ tinh” trong vùng bằng cách ký kết hợp đồng với người nuôi. Diện tích nuôi cá tra theo mô hình khép kín của các doanh nghiệp có tham gia liên kết hộ nuôi với doanh nghiệp theo 2 hình thức : Ký kết hợp đồng tiêu thụ và hình thức nuôi gia công cho công ty. Công ty TNHH Hùng Cá một trong những công ty ở tỉnh Đồng Tháp tiên phong trong việc phát triển thế mạnh mô hình liên kết nuôi cá tra  theo chuỗi giá trị. Ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá  cho biết, Công ty tổ chức chức từ nuôi trồng, chế biến xuất khẩu, sản xuất thức ăn, bột cá …hiện đang có quy mô lớn và uy tín ở Việt Nam. Công ty có vùng nuôi hơn 740 ha, giúp cho hàng trăm hộ nuôi theo chuỗi giá trị ở 5 huyện:  Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh và Tân Hồng.
Thu hoạch cá tra ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
Thu hoạch cá tra ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN
Toàn tỉnh có hơn 24 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với tổng công suất  hơn 429.000 tấn thành phẩm/năm, đa số các nhà máy điều đạt chuẩn HACCP, ISO… và code. Toàn tỉnh có gần 700 ha nuôi cá tra được chứng nhận các tiêu chuẩn GAP (ASC,GlobalGAP, BAP, VietGAP). Sản phẩm cá tra của Công ty được xuất khẩu hơn 80 quốc gia trên thế giới. Để phát triển ngành hàng cá tra ngày bền vững, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đến nay tỉnh Đồng Tháp đã cấp mã số nhận diện cho 349 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn trong tỉnh với diện tích 1.500 ha. Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp cho biết, cấp mã số nhận diện nuôi cá tra thương phẩm hiện nay rất thuận lợi cho người nuôi, khuyến khích các cơ sở nuôi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và các chứng chỉ quốc tế phù hợp trong nuôi cá tra thương phẩm. Đối với các tổ chức, cá nhân nuôi nuôi, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra được thực hiện lưu trữ hồ sơ truy xuất nguồn gốc với thời 24 tháng kể từ ngày thu hoạch hoặc xuất bán. Từ đó, cá tra Đồng Tháp được khách hàng nước ngoài ưu chuộng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu các thị trường khó tính như: Mỹ, châu Âu,… Mô hình nuôi cá tra khép kín đã được các doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng, đảm bảo nguồn cá tra nguyên liệu đủ phục vụ cho chế biến xuất khẩu, với mục tiêu sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao ổn định, bền vững. Giai đoạn 2018 – 2025, tỉnh Đồng Tháp hoàn thiện chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tại địa phương và cung cấp 100% cá tra giống cho toàn tỉnh đạt 1,5 tỷ con. Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp là tỉnh sản xuất giống cá tra lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long với 68 cơ sở sinh sản và 1.160 cơ sở ương giống cá tra với diện tích khoảng 800 ha. Hàng năm, cung cấp ra thị trường khoảng 13 tỷ cá bột và 1,2 tỷ cá giống phục vụ nuôi thương phẩm cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tỉnh Đồng Tháp hiện đang phát triển vùng nuôi cá tra tập trung, quy mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa, từng bước hình thành các hình thức liên kết như: Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết giữa các công ty sản xuất thức ăn, công ty chế biến với hộ nuôi nhằm khép kín quy trình sản xuất từ khâu sản xuất con giống đến nuôi thương phẩm và chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Xây dựng thương hiệu Ngoài việc đầu tư mạnh vào ngành chăn nuôi cá tra, tỉnh cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi vịt. Đây là 1 trong 5 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Theo đó, thế mạnh trong lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh là nuôi vịt chạy đồng và vịt rọ. Ước tính bình quân mỗi năm tổng đàn vịt có hơn 7 triệu con, sản lượng trứng hơn 293 triệu trứng/năm, sản lượng thịt vịt hơi gần 6.000 tấn. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông, Thanh Bình và Hồng Ngự. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh Đồng Tháp là tỉnh có điều kiện phát triển chăn nuôi vịt vì có nhiều cánh đồng lớn sản xuất lúa, thời tiết thuận lợi quanh năm nên các phụ phẩm dùng cho chăn nuôi như: tấm, cám, lúa, gạo trong nông nghiệp kể cả thức ăn tự nhiện trên đồng ruộng rất lớn. Tỉnh chọn các huyện Cao Lãnh, huyện Hồng Ngự, Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng thịt; huyện Tháp Mười và Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng trứng. Các giống vịt của địa phương chủ yếu là các giống vịt cổ cò chiếm hơn 90% , giống này là vịt đẻ trứng. Còn lại là giống vịt nông nghiệp sản xuất vịt thịt. Để từng bước xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp”, ông Hồ Thanh Dũng, nguyên Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, tỉnh tăng cường nuôi vịt rọ, vịt theo hướng an toàn sinh học, sắp xếp hộ nuôi vịt hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã. Hiện, toàn tỉnh có 06 tổ hợp tác chăn nuôi vịt với 37 thành viên, tổng đàn vịt hơn 200 ngàn con, sản lượng trứng hơn 68 ngàn trứng/ngày; bình quân nuôi  5.000 con vịt đẻ, theo mô hình nuôi vịt rọ, người chăn nuôi có lợi nhuận hơn 280 triệu đồng/năm. Điển hình mô hình nuôi vịt rọ ở tỉnh Đồng Tháp có hộ ông Lê Ngọc Mới ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười đã được Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cấp mã truy xuất nguồn gốc. Cơ sở nuôi vịt rọ của ông Mới bình quân mỗi tháng cung cấp gần 500 ngàn trứng vịt vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết thêm, để ngành hàng vịt trong thời gian tới phát triển ổn định, bền vững, tỉnh có nhiều quyết sách, nhất là con giống và phòng trị bệnh trong suốt quá trình chăn nuôi, tuyển chọn giống vịt để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Đồng thời, Đồng Tháp xây dựng cơ sở giết mổ lớn, hiện đại, khuyến khích người nuôi trong tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp giết mổ hay doanh nghiệp cung cấp thức ăn … đảm bảo đầu ra ổn định tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu.
Nguyễn Văn Trí

Có thể bạn quan tâm