Diện mạo mới trên quê hương Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến

Diện mạo mới trên quê hương Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến
Du khách tham quan thác Khuổi Nhi, hồ thủy điện Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán – TTXVN
Du khách tham quan thác Khuổi Nhi, hồ thủy điện Tuyên Quang.
Ảnh: Quang Đán – TTXVN

Đến Tuyên Quang những ngày đầu tháng 8/2019, làng quê đâu đâu cũng rợp đỏ cờ, hoa chào mừng 74 năm cách mạng tháng Tám, anh Viên Ngọc Tân - Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia Tân Trào cho biết: Tháng 5/1945, trước những diễn biến mau lẹ và yêu cầu của tình hình cách mạng, Bác Hồ chuyển từ Cao Bằng về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) làm Thủ đô khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Tại đây, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có những quyết định quan trọng: Từ ngày 13 - 15/8/1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng họp, quyết định chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày16-17/8/1945, Quốc dân đại hội Tân Trào - tiền thân của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam họp tại đình Tân Trào, đã thảo luận nhất trí thông qua chủ trương của Việt Minh và cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch. Dưới gốc đa Tân Trào chiều ngày 16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân đại hội và nhân dân Tân Trào. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó, quân giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội...

Một buổi giao dịch cho vay vốn tại điểm giao dịch xã Năng Khả, huyện Na Hang. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Một buổi giao dịch cho vay vốn tại điểm giao dịch xã Năng Khả, huyện Na Hang. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, trong những năm qua, người dân ở Tân Trào đã đoàn kết, nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo ra diện mạo mới cho vùng quê vốn còn nhiều khó khăn trước đây. Về Tân Trào hôm nay, sự thay đổi đã hiện rõ: 100% đường liên xã, trục chính của xã được nhựa hóa; 100% đường nội thôn, liên thôn và trên 50% đường nội đồng được bê tông hóa.

Nhờ 400 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi ủy thác của địa phương, gia đình anh Đặng Văn Là ở thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình có điều kiện mở rộng quy mô chuồng trại vỗ béo trâu, bò. Sau khi vỗ béo từ 2 đến 3 tháng, thu lãi hàng triệu đồng mỗi con. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Nhờ 400 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi ủy thác của địa phương, gia đình anh Đặng Văn Là ở thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình có điều kiện mở rộng quy mô chuồng trại vỗ béo trâu, bò. Sau khi vỗ béo từ 2 đến 3 tháng, thu lãi hàng triệu đồng mỗi con. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Ông Hoàng Cao Khải, Chủ tịch UBND xã Tân Trào cho biết: Cách đây 5 năm, Tân Trào là xã đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện, tất cả các thôn trên địa bàn xã đều có nhà văn hóa, sân thể thao đạt chuẩn. Xã không còn hộ nào phải ở nhà tạm, nhà dột nát; trên 97% hộ dân được sử dụng điện an toàn theo yêu cầu của ngành điện; 100% trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn Quốc gia; trên 90% số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4%... Từ khi đạt chuẩn nông thôn mới, đời sống của người dân trên địa bàn xã đã được nâng lên nhiều.

Gia đình anh Phùng Xuân Sơn, xã Xuân Phú, huyện Na Hang vay vốn Agribank Tuyên Quang đầu tư nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Na Hang, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Gia đình anh Phùng Xuân Sơn, xã Xuân Phú, huyện Na Hang vay vốn Agribank Tuyên Quang đầu tư nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Na Hang, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, từ năm 2016 - 2018, toàn tỉnh đã huy động được hơn 239 tỷ đồng trong nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Hiện, tỉnh Tuyên Quang có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới.Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tuyên Quang còn đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nhằm thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Nhờ 400 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi ủy thác của địa phương, gia đình anh Đặng Văn Là ở thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình có điều kiện mở rộng quy mô chuồng trại vỗ béo trâu, bò. Sau khi vỗ béo từ 2 đến 3 tháng, thu lãi hàng triệu đồng mỗi con. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Nhờ 400 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi ủy thác của địa phương, gia đình anh Đặng Văn Là ở thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình có điều kiện mở rộng quy mô chuồng trại vỗ béo trâu, bò. Sau khi vỗ béo từ 2 đến 3 tháng, thu lãi hàng triệu đồng mỗi con. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang cho biết: Tỉnh Tuyên Quang luôn chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực thuế, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, điều hành công việc tại các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố… Qua đó, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Năm 2018, chỉ số PCI của tỉnh đạt 63,01 điểm, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành, đứng trong tốp khá cả nước. Năm năm trở lại đây, tỉnh Tuyên Quang đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đến nay, tỉnh đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào đầu tư tại tỉnh như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Mường Thanh, Tập đoàn dệt may Việt Nam, Tập đoàn DABACO, Tập đoàn Woodland...
Nhờ vốn vay ưu đãi Chương trình Cho vay hộ nghèo, gia đình chị Hoàng Thị Phong, dân tộc Tày, ở xã Năng Khả có điều kiện phát triển nuôi trâu, cải tạo vườn đồi trồng ngô, cuộc sống gia đình từng bước được nâng cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Nhờ vốn vay ưu đãi Chương trình Cho vay hộ nghèo, gia đình chị Hoàng Thị Phong, dân tộc Tày, ở xã Năng Khả có điều kiện phát triển nuôi trâu, cải tạo vườn đồi trồng ngô, cuộc sống gia đình từng bước được nâng cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn VinGroup chia sẻ: Nhận thấy môi trường đầu tư của Tuyên Quang rất thuận lợi, luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng trong giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để các dự án hoàn thành một cách nhanh chóng, vì vậy sau Dự án Khu Trung tâm thương mại – nhà phố Vincom tại thành phố Tuyên Quang, Tập đoàn VinGroup tiếp tục khảo sát, đầu tư vào Khu nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm (xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn) với quy mô gần 30ha. Đây là khu nghỉ dưỡng cao cấp, sử dụng nước khoáng nóng để chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng. Dự kiến, đến 2021, khu nghỉ dưỡng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn du khách khi đến với Tuyên Quang.

Được vay 50 triệu đồng từ Chương trình Hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng vật nuôi, gia đình anh Phùng Thanh Văn, dân tộc Dao, ở xã Xuân Phú, huyện Na Hang có điều kiện đầu tư 4 lồng nuôi cá lăng trên sông Gâm, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Được vay 50 triệu đồng từ Chương trình Hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng vật nuôi, gia đình anh Phùng Thanh Văn, dân tộc Dao, ở xã Xuân Phú, huyện Na Hang có điều kiện đầu tư 4 lồng nuôi cá lăng trên sông Gâm, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang cho biết: Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng, vận dụng sáng tạo bài học về sức mạnh đoàn kết toàn dân của Cách mạng tháng Tám vào phát triển kinh tế  - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Nhờ vậy, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, Tuyên Quang đã đạt được thành tựu quan trọng, toàn diện, có những "dấu ấn" nổi bật. Kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân 8%/năm, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách vượt dự toán hằng năm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác đều đạt kế hoạch hằng năm và đúng lộ trình đề ra.

Gia đình anh Chẩu Thanh Phương, dân tộc Tày ở thôn Nà Kẹm, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình vay vốn ưu đãi đầu tư máy móc, nhà xưởng làm đồ gia dụng từ tre, nứa thu hút hơn 10 lao động và nhiều hộ trong vùng. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Gia đình anh Chẩu Thanh Phương, dân tộc Tày ở thôn Nà Kẹm, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình vay vốn ưu đãi đầu tư máy móc, nhà xưởng làm đồ gia dụng từ tre, nứa thu hút hơn 10 lao động và nhiều hộ trong vùng. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Hiện trung bình mỗi năm, tỉnh Tuyên Quang trồng mới trên 11.000 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 65%, là một trong những tỉnh có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước. Toàn tỉnh có trên 22.300 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (dẫn đầu cả nước về diện tích rừng được cấp chứng chỉ), tăng giá trị gỗ rừng trồng từ 15 - 20%. Đây là tiền đề quan trọng để từng bước xây dựng Tuyên Quang trở thành hình mẫu phát triển kinh tế lâm nghiệp của cả nước.

Từ nguồn vốn vay Agribank Tuyên Quang, gia đình chị Nông Thị Hằng ở xã Năng Khả, huyện Na Hang có điều kiện mở rộng chuồng trại nuôi gà, lợn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Từ nguồn vốn vay Agribank Tuyên Quang, gia đình chị Nông Thị Hằng ở xã Năng Khả, huyện Na Hang có điều kiện mở rộng chuồng trại nuôi gà, lợn cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Ngoài ra, với rất nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp, du lịch của tỉnh cũng đạt được được kết quả quan trọng. Sáu tháng đầu năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.460 tỷ đồng; thu hút hơn hơn 1,2 triệu lượt khách du lịch; doanh thu xã hội về du lịch đạt 1.122 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,38%...  Đời sống của người dân Tuyên Quang đang từng bước được nâng lên.

Gia đình anh Hoàng Văn Dòng, dân tộc Tày ở thôn Phai Tre B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình vay 50 triệu từ chương trình cho vay hộ cận nghèo đầu tư trồng 4ha cây mỡ, 3ha ngô, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Gia đình anh Hoàng Văn Dòng, dân tộc Tày ở thôn Phai Tre B, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình vay 50 triệu từ chương trình cho vay hộ cận nghèo đầu tư trồng 4ha cây mỡ, 3ha ngô, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang cũng cho biết thêm: Năm 2019 là năm "nước rút" có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Tỉnh ủy Tuyên Quang tiếp tục lãnh đạo thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp; tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy tiềm năng, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, làm tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng; ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị gỗ rừng trồng.

Du khách mua sắm tại hội chợ quê huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Ảnh: Quang Đán – TTXVN
Du khách mua sắm tại hội chợ quê huyện Lâm Bình (Tuyên Quang).
Ảnh: Quang Đán – TTXVN

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục sắp xếp lại điểm trường, lớp học; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch; thực hiện có hiệu quả chương trình lao động, việc làm, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, Chương trình giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo… Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu hết năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8%; tổng sản phẩm bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt trên 38 triệu đồng; thu ngân sách trên 2.080 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 12%... Qua đó, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng, Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến.
         
Vũ Quang Đán

Có thể bạn quan tâm