Đánh thức tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười

Đánh thức tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười
Khi lũ về, nhiều cánh đồng huyện Tân Hưng (Long An) được người dân phá bờ bao để đưa nước phù sa vào ruộng.
Khi lũ về, nhiều cánh đồng huyện Tân Hưng (Long An) được người dân phá bờ bao để đưa nước phù sa vào ruộng.
Hội thảo "Liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Thành phố Hồ Chí Minh" do các tỉnh trong tiểu vùng và Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tháng 12/2017.
Hội thảo "Liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Thành phố Hồ Chí Minh" do các tỉnh trong tiểu vùng và Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tháng 12/2017.
Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) thuộc địa bàn 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang, có diện tích tự nhiên hơn 697.000 ha, chiếm 17,7% diện tích tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Khoảng 30 năm trước, 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang đã làm nên kỳ tích khi biến vùng đất chua phèn, hoang hóa thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi thủy sản lớn của ĐBSCL và cả nước.
Nông dân ấp 2 xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thuê cơ giới san lấp ao để sản xuất lúa vụ Đông - Xuân.
Nông dân ấp 2 xã Thạnh Lộc, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thuê cơ giới san lấp ao để sản xuất lúa vụ Đông - Xuân.
Mặc dù có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, diện tích đất nông nghiệp lớn, phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái... nhưng hiện nay, các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐTM như: lúa, trái cây, thủy sản... còn sản xuất ở dạng nhỏ lẻ, manh mún, thiếu thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế nên giá trị mang lại chưa cao. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao tỉnh Đồng Tháp chủ trì, phối hợp với tỉnh Tiền Giang, Long An và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án "Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười", gắn với việc triển khai Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 về thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020. Đây là cơ hội để đánh thức vùng đất ĐTM, nơi mà nhiều người đã quen gọi là “con hổ ngủ”.
Ông Nguyễn Văn Bé Hai, ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Thanh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu vùng Đồng Tháp Mười, mỗi năm thu hoạch trên 240 tấn dứa quả, thu lãi từ 400 - 500 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Bé Hai, ngụ tại ấp Mỹ Thuận, xã Thanh Mỹ, huyện Tân Phước (Tiền Giang) là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu vùng Đồng Tháp Mười, mỗi năm thu hoạch trên 240 tấn dứa quả, thu lãi từ 400 - 500 triệu đồng.
Du khách tham quan rừng tràm ngập nước tại Khu du lịch làng nổi Tân Lập, huyện Mộc Hóa (Long An).
Du khách tham quan rừng tràm ngập nước tại Khu du lịch làng nổi Tân Lập, huyện Mộc Hóa (Long An).
Đến nay, 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang cùng đơn vị tư vấn là Trường Đại học Cần Thơ đã thống nhất 5 chương trình liên kết gồm: phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách liên kết và kêu gọi đầu tư. Theo đó, ĐTM được định hướng phát triển thành một trong những vùng sản xuất, xuất khẩu nông sản trọng điểm của cả nước. Theo ông Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, trước mắt ĐTM phải chuyển sang sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với những cánh đồng lúa lớn, những trang trại cây ăn trái quy mô; chăn nuôi sạch, tập trung, thành lập nhiều trang trại bò, vịt; khoanh vùng nuôi thủy sản; đồng thời xác định muốn liên kết vùng ĐTM thành công, phải gắn kết với Thành phố Hồ Chí Minh, thị trường tiêu thụ nông - thủy sản, sản phẩm chăn nuôi lớn để giúp nông dân 3 tỉnh làm giàu.
Một góc Tràm Chim (Đồng Tháp) nhìn từ trên cao với hệ sinh thái ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Một góc Tràm Chim (Đồng Tháp) nhìn từ trên cao với hệ sinh thái ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm dưa lưới công nghệ cao của Trung tâm sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm dưa lưới công nghệ cao của Trung tâm sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm dưa lưới công nghệ cao của Trung tâm sinh học Thành phố Hồ Chí Minh Từ đầu năm 2017 đến nay, tỉnh Tiền Giang đã đưa gần 4.400 ha mặt nước vào nuôi thủy sản nước ngọt với nhiều loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: cá tra, rô đồng... Trong ảnh: Mô hình cá + lúa vùng ngập lũ.
Người tiêu dùng chọn mua sản phẩm dưa lưới công nghệ cao của Trung tâm sinh học Thành phố Hồ Chí Minh Từ đầu năm 2017 đến nay, tỉnh Tiền Giang đã đưa gần 4.400 ha mặt nước vào nuôi thủy sản nước ngọt với nhiều loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: cá tra, rô đồng... Trong ảnh: Mô hình cá + lúa vùng ngập lũ.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) với các loài chim đặc hữu và hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) với các loài chim đặc hữu và hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
TTXVN
báo in t2/2018

Có thể bạn quan tâm