Đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau khi mất việc

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau khi mất việc
Công ty chế biến lâm sản Như Thanh, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) l tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động của nhà máy và hơn 500 lao động thời vụ tại địa phương. Ảnh: Vũ Sinh-TTXVN
Công ty chế biến lâm sản Như Thanh, xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hóa) l tạo việc làm ổn định cho hơn 30 lao động của nhà máy và hơn 500 lao động thời vụ tại địa phương. Ảnh: Vũ Sinh-TTXVN
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm cho biết: Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là hiện tượng khách quan và được biểu hiện như đặc trưng vốn có. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, đẩy người lao động vào tình trạng khó khăn, lãng phí nguồn lực quốc gia, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình trệ, do tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với sự giảm sút thu nhập. Theo báo cáo của Cục Việc làm, 10 năm qua (2008- 2018), số lượng người tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục tăng qua các năm, đảm bảo chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao. Nếu năm 2009 chỉ có 5.993.300 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì năm 2015 (năm đầu tiên Luật Việc làm có hiệu lực) đã có 10.308.180 người tham gia. Đến nay, con số này là gần 13 triệu người tham gia. Tổng số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp không ngừng tăng qua các năm, năm 2018 là 15.531 tỷ đồng; trong đó, bình quân tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng của người lao động là 4.937.117 đồng, tăng gần 10% so với năm 2017. Tổng tiền chi cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp năm 2018 khoảng 9.722 tỷ đồng; trong đó, chi cho trợ cấp thất nghiệp chiếm 92,8%, chi cho hỗ trợ học nghề gần 1%, chi cho bảo hiểm y tế hơn 4% so với tổng chi cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Trên cơ sở những kết quả đạt được, các đại biểu đã thảo luận, bàn giải pháp thực hiện tốt hơn nữa các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động sau khi mất việc. Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo Cục Việc làm tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Luật Việc làm vào năm 2021 -2022 theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động. Ngành lao động tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc liên quan nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp…
Khiếu Tư

Có thể bạn quan tâm