Đắk Lắk nỗ lực cơ cấu lại ngành cà phê

Đắk Lắk nỗ lực cơ cấu lại ngành cà phê
Người dân xã Ea Na, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) trồng tái canh cà phê bằng các giống mới chất lượng
Người dân xã Ea Na, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) trồng tái canh cà phê bằng các giống mới chất lượng 

Đắk Lắk hiện có hơn 203.000 ha cà phê, trong đó có 191.483 ha cà phê kinh doanh cho thu hoạch, chiếm gần 41% diện tích cà phê của Tây Nguyên và 30% diện tích cà phê của cả nước. 

Nhiều giống cà phê mới như: TR4, TR6, TR7... được tỉnh Đắk Lắk đưa vào tái canh thay thế diện tích cà phê già cỗi
Nhiều giống cà phê mới như: TR4, TR6, TR7... được tỉnh Đắk Lắk đưa vào tái canh thay thế diện tích cà phê già cỗi 

Cà phê nhân là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh, chiếm đến hơn 86% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản trên địa bàn, đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách hàng năm của địa phương. Sản phẩm cà phê nhân của tỉnh đã xuất khẩu đến 60 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Hạt cà phê sau khi tách vỏ được phơi khô
Hạt cà phê sau khi tách vỏ được phơi khô 

Đất trước khi tái canh cà phê được phun nước để giữ độ ẩm
Đất trước khi tái canh cà phê được phun nước để giữ độ ẩm 

Mặc dù là loại cây trồng chủ lực nhưng phần lớn diện tích cà phê hiện đã già cỗi, năng suất thấp. Để nâng cao năng suất, chất lượng loại cây này, Đắk Lắk đã tích cực thay thế những giống cũ bằng giống mới cho năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt; đồng thời tập trung thâm canh, sản xuất cà phê theo hướng bền vững, không mở rộng thêm diện tích, thực hiện tái canh cà phê theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.  

Nghiên cứu giống cà phê tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Đắk Lắk)
Nghiên cứu giống cà phê tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Đắk Lắk) 

Trao cà phê giống cho các hộ dân trồng cà phê tại buôn Ko Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
Trao cà phê giống cho các hộ dân trồng cà phê tại buôn Ko Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 

Để thực hiện cơ cấu lại ngành hàng cà phê, Đắk Lắk chú trọng đến vai trò của các doanh nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 14 dự án đầu tư vào ngành chế biến cà phê với tổng vốn đầu tư 2.923 tỷ đồng; 260 cơ sở chế biến cà phê, 17 đơn vị tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận UTZ (chứng nhận phát triển bền vững cho cà phê)... Sự chung tay của các doanh nghiệp đã giúp niên vụ cà phê 2016 - 2017 trên địa bàn tỉnh đạt trên 360.000 tấn cà phê nhân, trên 22.000 tấn cà phê bột... 

Công nhân Công ty cà phê Thắng Lợi chăm sóc vườn cà phê tái canh
Công nhân Công ty cà phê Thắng Lợi chăm sóc vườn cà phê tái canh 

Từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk chủ trương không mở rộng diện tích trồng mới, chỉ tập trung đầu tư trồng tái canh cà phê
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk chủ trương không mở rộng diện tích trồng mới, chỉ tập trung đầu tư trồng tái canh cà phê

Từ nay đến năm 2020, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk phấn đấu giảm diện tích cà phê xuống khoảng 180.000 ha, sản lượng bình quân 450.000 tấn cà phê nhân/năm. Đến năm 2030, diện tích cà phê ổn định từ 170.000 ha - 180.000 ha, sản lượng bình quân đạt 550.000 tấn cà phê nhân/năm, năng suất đạt từ 2,5 đến 2,8 tấn cà phê nhân/ha. Từ năm 2030, tỷ lệ cà phê chế biến sâu tăng lên từ 25 - 30% sản lượng cà phê mỗi niên vụ, kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân từ 700 - 800 triệu USD/năm...

Phạm Cường - Vũ Sinh - Dương Giang
Báo in tháng 5/2018

Có thể bạn quan tâm