Cuộc chiến chống sa mạc hóa ở Bình Thuận

Cuộc chiến chống sa mạc hóa ở Bình Thuận
Công trình thủy lợi Lê Hồng Phong cấp nước sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường sinh thái và hạn chế sa mạc hóa tại các xã Hòa Thắng, Hồng Phong của huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Ảnh: An Hiếu
Công trình thủy lợi Lê Hồng Phong cấp nước sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, cải tạo môi trường sinh thái và hạn chế sa mạc hóa tại các xã Hòa Thắng, Hồng Phong của huyện Bắc Bình (Bình Thuận). Ảnh: An Hiếu

"Vùng đất chết"

Tình trạng sa mạc hóa đang diễn biến phức tạp ở các huyện ven biển và cũng là vùng trọng điểm khô hạn của tỉnh Bình Thuận như: Chí Công, Bình Thạnh, khu Lê Hồng Phong (huyện Tuy Phong). Đáng lo ngại là tốc độ thoái hóa đất diễn ra ngày càng nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng ngàn héc-ta ruộng, vườn, đặc biệt là sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế như: bông vải, nho....

Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên vùng đất sa mạc khô cằn đầy nắng và gió. Ảnh: An Hiếu
Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên vùng đất sa mạc khô cằn đầy nắng và gió. Ảnh: An Hiếu

Ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận chia sẻ: vùng đất khu Lê ở huyện Bắc Bình, ngày trước đất tốt, hoa màu phong phú, động vật còn rừng trú ẩn nhưng khi không còn cây rừng, nguồn nước cạn kiệt, các loài động thực vật không thể sinh sống được. Ngoài ra, gió mạnh tác động thường xuyên tạo nên những cơn bão cát dữ dội, chôn vùi làng mạc, ruộng đồng trên phạm vi hàng ngàn héc-ta… Những tác động trên đã làm người dân nơi đây lâm vào cảnh kinh tế khó khăn do không đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Cây rừng giống sinh trưởng xanh tốt tại Vườn ươm giống của Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu
Cây rừng giống sinh trưởng xanh tốt tại Vườn ươm giống của Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong ở xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận cho biết: tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán đã gây hậu quả nặng nề đối với sản xuất lâm nghiệp, làm thiệt hại hàng trăm héc-ta rừng. Sa mạc hóa tác động tiêu cực đến nguồn nước, làm mất đi tính đa dạng của đất và hệ sinh thái. Chất lượng nguồn nước, đặc biệt là nước ngầm có sự suy thoái rõ rệt trong 30 năm qua. Hậu quả thoái hóa đất làm đất rừng bị rửa trôi, khó khôi phục được rừng, thậm chí có nhiều vùng không thể khôi phục được.

Hàng trăm ha trôm cho khai thác mủ tại vùng đất khô cằn ở huyện Tuy Phong đem lại thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/ha/năm, giúp nhiều hộ đồng bào Chăm thoát nghèo. Ảnh: An Hiếu
Hàng trăm ha trôm cho khai thác mủ tại vùng đất khô cằn ở huyện Tuy Phong đem lại thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng/ha/năm, giúp nhiều hộ đồng bào Chăm thoát nghèo. Ảnh: An Hiếu

Nỗ lực hồi sinh kỳ diệu

Để hồi sinh những vùng đất bị sa mạc hóa, Bình Thuận đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm mở rộng diện tích đất sản xuất cho người dân. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nước trong việc chống sa mạc hóa, Bình Thuận đã đầu tư xây dựng trên 270 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có những hồ chứa dung tích hơn 40 triệu m3 như: hồ Sông Quao, hồ Cà Giây, hồ Lòng Sông... với năng lực phục vụ tưới 70.000 ha. Hệ thống thủy lợi kết nối với các vùng sản xuất, giúp tăng gấp đôi diện tích gieo trồng được tưới, từ 53.000 ha vào năm 2005 lên 110.000 ha vào năm 2017. Theo ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận, thành công từ việc đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi không chỉ giúp địa phương chủ động nước tưới mà còn giúp hàng ngàn hộ dân chủ động chuyển đổi cơ cấu vụ mùa, tăng diện tích canh tác nông nghiệp, từng bước tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

Trồng dừa trên vùng đất cát thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu
Trồng dừa trên vùng đất cát thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu

Nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các hộ dân đầu tư sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, Bình Thuận còn tạo nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng. Tận dụng nguồn vốn của Trung ương và địa phương, tỉnh triển khai xây dựng dải rừng phòng hộ ven biển chạy dài từ huyện Tuy Phong đến huyện Hàm Tân với diện tích trên 8.000 ha, chủ yếu là cây phi lao, xoan chịu hạn, keo… Những dải rừng này bước đầu có tác dụng phòng hộ chắn gió, cải thiện môi trường khu vực, ổn định mùa màng, đảm bảo cuộc sống cho người dân ven biển.

Trồng dừa trên vùng đất cát thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận đã tận dụng tốt vị trí địa lý và khai thác triệt để lợi thế về địa hình cảnh quan, tài nguyên du lịch cát, gió, biển…. Ảnh: An Hiếu
Trồng dừa trên vùng đất cát thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình Tỉnh Bình Thuận đã tận dụng tốt vị trí địa lý và khai thác triệt để lợi thế về địa hình cảnh quan, tài nguyên du lịch cát, gió, biển…. Ảnh: An Hiếu

Nhiều đề tài chống sa mạc hóa như: thu trữ nước mưa trên cát; trồng rừng chống cát bay; tăng cường công tác phát triển hệ thống thủy lợi... được thử nghiệm thành công cũng tạo cơ hội để Bình Thuận biến hàng ngàn hécta “đất chết” thành những khu rừng sinh thái phục vụ sản xuất, du lịch.

Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong kiểm tra tỷ lệ sống sót các loại cây rừng được trồng tại khu vực xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu Tuyên truyền, vận động người dân ở các huyện ven biển của tỉnh Bình Thuận cùng chung tay bảo vệ rừng. Ảnh: An Hiếu
Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong kiểm tra tỷ lệ sống sót các loại cây rừng được trồng tại khu vực xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu
 
Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Lê Hồng Phong kiểm tra tỷ lệ sống sót các loại cây rừng được trồng tại khu vực xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu Tuyên truyền, vận động người dân ở các huyện ven biển của tỉnh Bình Thuận cùng chung tay bảo vệ rừng. Ảnh: An Hiếu
Tuyên truyền, vận động người dân ở các huyện ven biển của tỉnh Bình Thuận cùng chung tay bảo vệ rừng. Ảnh: An Hiếu

Đến với Bình Thuận hôm nay, có thể dễ dàng nhận thấy màu xanh của rừng trồng, hoa màu đang dần thay thế cho màu vàng cháy của những cồn cát. Các loại rau màu như mì (sắn), mía, bắp (ngô)… được nông dân xen canh quanh năm trên những cánh đồng rộng lớn. Có nguồn nước, bà con tận dụng ao đầm để nuôi cá, mang lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn cho tỉnh. Cuộc sống của người dân nơi đây đã và đang đổi thay từng ngày.

Trang trại trồng dưa lưới và thanh long theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Đông Á trên vùng “tiểu sa mạc” thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu
Trang trại trồng dưa lưới và thanh long theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao của Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Đông Á trên vùng “tiểu sa mạc” thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Ảnh: An Hiếu

Nguyễn Thanh - An Hiếu- Phúc Thanh

Có thể bạn quan tâm