Công tác phòng chống thiên tai: Khó khăn, kinh nghiệm và hướng tới thực hiện đồng bộ các giải pháp

Công tác phòng chống thiên tai: Khó khăn, kinh nghiệm và hướng tới thực hiện đồng bộ các giải pháp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí bên lề Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí bên lề Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Đây là khẳng định của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Quang Hoài, tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 và đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai trong đợt lũ quét cuối tháng 6 năm 2018 các tỉnh miền núi phía Bắc, tổ chức chiều 9/7, tại Hà Nội.

Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài báo cáo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai Trần Quang Hoài báo cáo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Theo ông Trần Quang Hoài, những hạn chế trong công tác thiên tai thể hiện rõ ở việc nhận thức của chính quyền, ý thức của người dân về phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy, lực lượng chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có chuyên trách, còn lúng túng trong triển khai phòng chống cũng như kéo dài thời gian khắc phục hậu quả. Quy trình tiếp nhận viện trợ, hàng hóa còn phức tạp, không kịp thời, giảm hiệu quả sử dụng kinh phí. Ngoài ra, công tác dự báo, cảnh báo chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai ngày càng cao của xã hội nhất là cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội của các bộ ngành, địa phương chưa lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp; cơ sở vật chất cơ quan tham mưu chỉ đạo, điều hành còn hạn hẹp, thiếu công cụ hỗ trợ; Việc ứng dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cảnh báo lũ từ các nước  khu vực thượng lưu còn hạn chế; thiếu các vật tư, trang thiết bị chuyên dùng, đặc thù để ứng phó thiên tai, thiết bị cảnh báo tự động tại cộng đồng. Sự tham gia của các ngành đối với công tác phòng chống thiên tai chưa đáp ứng yêu cầu nhất là việc tuyên truyền, vận động thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội. Thiếu nguồn lực cho phòng chống thiên tai; chưa có Quỹ phòng chống thiên tai quốc gia, bảo hiểm rủi ro thiên tai và bố trí nguồn lực sẵn sàng ứng phó như các nước trong khu vực.

Ngoài ra biến đổi khí hậu, nước biển dâng tác động nhanh và mạnh hơn so với dự báo đến thời tiết, thiên tai nước ta, đồng thời các hoạt động khai thác tài nguyên (nước, rừng, cát sỏi) phía thượng nguồn hệ thống sông Hồng, sông Mê Kông đã và đang làm gia tăng rủi ro thiên tai, ảnh hưởng đến sự phát traiển bền vững của đất nước.

Đối với hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chưa quyết liệt, kịp thời báo cáo, đề xuất với Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất chính sách đặc thù để triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai trong hoàn cảnh mới, nhất là chủ trương của Đảng, chính sách về tổ chức, bộ máy, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông...

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường phát biểu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Ban chỉ đạo đã ban hành quy chế hoạt động tạm thời, tuy nhiên việc triển khai đầy đủ quy chế, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo cần được quan tâm và triển khai từ các thành viên Ban chỉ đạo. Việc tham gia hoạt động của Ban chỉ đạo của một số thành viên rất hạn chế (thậm chí có thành viên vắng mặt trong hầu hết các cuộc họp kể cả các cuộc họp sơ kết, tổng kết cũng như họp chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai khẩn cấp).

Điều phối, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai của các bộ, ngành còn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nhiều bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ còn rời rạc, sự phối hợp, hiệp đồng chưa chặt chẽ. Việc cập nhật thông tin thiên tai từ Văn phòng thường trực tới các thành viên Ban chỉ đạo đã được triển khai thường xuyên, liên tục, tuy nhiên việc hỗ trợ công cụ, trang thiết bị cho các thành viên để triển khai nhiệm vụ nhất là chỉ đạo tại cơ sở còn hạn chế.

Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành chủ yếu do các cục, vụ kiêm nhiệm, quá trình sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy của các bộ, ngành, bộ phận thường trực phòng chống thiên tai  chưa được bố trí đủ cán bộ chuyên trách đảm nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao, chủ yếu tập trung nhiệm vụ cập nhật thông tin và báo cáo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành còn  hạn chế, lạc hậu, chưa được trang bị đồng bộ, kết nối trực tuyến thường xuyên tới Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương.

Phân tích về nguyên nhân của các hạn chế trên, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho rằng, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo được ban hành tháng 5/2018, việc triển khai quy chế tới các thành viên đang được thực hiện. Thành viên Ban chỉ đạo hầu hết là cấp thứ trưởng, thành viên Tổ giúp việc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nên việc dành thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo còn hạn chế. Thành viên Ban chỉ đạo, thành viên Tổ giúp việc chưa được trang bị các công cụ, trang thiết bị hỗ trợ để triển khai nhiệm vụ, nhất là những công cụ, trang thiết bị phục vụ cập nhật thông tin, đảm bảo an toàn khi đi thực địa tại hiện trường. Trụ sở Ban chỉ đạo chật hẹp, không đủ không gian bố trí trung tâm chỉ đạo điều hành và trang thiết bị theo dõi, phân tích, tính toán hỗ trợ Ban chỉ đạo ra quyết định kịp thời, chính xác. Một số trường hợp chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác phòng ngừa thiên tai, chủ yếu tập trung triển khai nhiệm vu trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp.

Khó khăn và bài học kinh nghiệm

Đợt mưa lũ, lũ quét từ ngày 23-26/6/2018 vừa qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhất là tại Lai Châu, Hà Giang đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản. Qua công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả và kiểm tra tại các địa phương cho thấy mưa kéo dài liên tục nhiều đợt từ đầu tháng 8/2017 làm cho đất bão hòa nước, đặc biệt là đợt mưa tập trung đầu mùa với tổng lượng và cường suất rất lớn trong các ngày từ 24 – 26/6 (tổng lượng trong 3 ngày trên 500mm, mưa 01 ngày trên 380mm).

Địa hình dốc, chia cắt mạnh, trong khi rừng đầu nguồn độ che phủ và chất lượng suy giảm, rừng sản xuất có thảm phủ mỏng, trữ nước kém nên lũ tập trung nhanh, cường suất, lưu lượng lớn. Mưa trên diện rộng bao gồm phần lưu vực ngoài lãnh thổ Việt Nam gây lũ trên các sông, suối dẫn đến ngập lụt, chia cắt nhiều khu vực, nhất là lưu lượng lũ về hồ Lai Châu đạt mức trên lịch sử (9.363m3/s lúc 11h ngày 25/6).

Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu báo cáo công tác ứng phó, khắc phục lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Lai Châu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu báo cáo công tác ứng phó, khắc phục lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Lai Châu. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Mặt khác nhiều công trình giao thông đang trong quá trình thi công, mái taluy chưa hoàn chỉnh, hệ thống thu, thoát nước chưa hoàn thành, không phát huy tác dụng làm gia tăng trượt lở, dẫn đến chia cắt. Tập quán sinh sống của người dân bám theo sông suối, nhận thức còn chủ quan, nhiều người không rời khỏi chòi canh, nương rẫy khi có biểu hiện mất an toàn, thậm chí nhiều người vớt củi, bắt cá khi có lũ mặc dù đã được cảnh báo dẫn đến thiệt mạng đáng tiếc.

"Lực lượng ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục tại chỗ mỏng, phương tiện thô sơ, nghèo nàn nên hiệu quả hạn chế. Giao thông chia cắt, dẫn đến lực lượng chuyên nghiệp khó cơ động, tiếp cận hiện trường, không mang được các trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn cần thiết, nên công tác cứu hộ, cứu nạn gặp khó khăn. Thông tin liên lạc khó khăn do mất điện lưới; thiếu trang thiết bị thông tin liên lạc, cảnh báo mưa lớn, thiên tai tại cộng đồng". Ông Lê Trọng Quảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phân trần.            

Tuy vậy dưới sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp chính quyền; đã huy động mọi lực lượng để ứng phó, khắc phục; Duy trì, đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường trong kỳ thi trung học phổ thông; Sơ tán dân ra khỏi vùng bị cô lập, chia cắt hoặc có nguy cơ cao như ở Tân Uyên, Sìn Hồ…

Ông Lê Trọng Quảng chia sẻ, mặc dù còn nhiều khó khăn trong đợt mưa lũ vừa qua, song khắc phục sự cố giao thông cũng được thực hiện nhanh chóng, trong thời gian chưa đến 1 ngày đã khôi phục một số tuyến giao thông huyết mạch để phục vụ công tác vận chuyển, tập kết lực lượng ứng cứu tiếp cận hiện trường. Tổ chức cứu trợ, thăm hỏi, đảm bảo đời sống, sinh hoạt của người dân.

Từ thực tế trên, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho rằng, kinh nghiệm hết sức quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực chính là sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương,  chỉ đạo kịp thời của các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, Ban Chỉ đạo, UBND các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành.

Cùng với đó, cần tăng cường nhận thức của chính quyền các cấp và người dân chủ động phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành; nâng cao năng lực dự báo. Chủ động đánh giá trước rủi ro thiên tai nhất là đánh giá nơi ở an toàn. Xây dựng kế hoạch, phương án  tổ chức diễn tập, huấn luyện thuần thục để sẵn sàng triển khai. Xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở; Đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng; làm tốt nội dung lồng ghép phòng chống thiên tai vào kế hoạch, quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng; Chia sẻ thông tin cảnh báo xuyên biên giới; Tăng cường trang thiết bị cảnh báo mưa, thông tin liên lạc cho trưởng thôn, trưởng bản, người dân.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Quốc Khánh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đề nghị, để sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người, thời gian tới  cần tập trung triển khai Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 về công tác phòng chống thiên tai, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ được cụ thể hóa trong kế hoạch công tác năm 2018 của Ban chỉ đạo trong đó ưu tiên triển khai thực hiện Quy chế hoạt động, kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở kế hoạch công tác cụ thể cho từng lĩnh vực của các thành viên Ban chỉ đạo. Chỉ đạo, đôn đốc kiện toàn tổ chức, bộ máy của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh đảm bảo các Văn phòng thường trực phải có cán bộ chuyên trách.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cần đặc biệt quan tâm đến công tác dự báo, cảnh báo, cung cấp kịp thời các bản tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp; có kế hoạch, giải pháp nâng cao hơn nữa năng lực dự báo, cơ sở vật chất... Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Khí tượng Thuỷ văn quốc tế, các Bộ, ngành địa phương, các cơ quan báo chí trong công tác ứng phó với thiên tai.

"Mặc dù theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, những tháng cuối năm 2018, nhiều khả năng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Nam Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta không nhiều như năm 2016,2017 nhưng với tính chất dị thường, cực đoan, trái quy luật cộng với tình hình biến đổi khí hậu ... đòi hỏi chúng ta không được lơ là, chủ quan mà phải luôn chủ động,  đặc biệt là đối với cơ quan thực hiện nhiệm vụ dự báo, cảnh báo". Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lưu ý.

Thường trực Ban Chỉ đạo đôn đốc các bộ, ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 76 của Chính phủ về phòng chống thiên tai trình Thủ tướng chính phủ thông qua trước Quý 3/2018 và tổ chức triển khai thực hiện (các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện chỉ đạo tại bộ, ngành, lĩnh vực mình quản lý). Đôn đốc sớm sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai, Nghị định quy định về thành lập và quản lý quỹ phòng chống thiên tai; chỉ đạo, đôn đốc xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai đưa vào hoạt động trong năm 2019; cụ thể hóa phương châm 4 tại chỗ tại cơ sở.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Rà soát xây dựng chính sách ưu tiên đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công và xây dựng công trình phòng chống thiên tai, Tổng cục phòng chống thiên tai phối hợp với Tổng cục Thuỷ lợi rà soát lại, có phương án sát thực trong việc điều hành liên hồ chứa. Các tỉnh, thành phố phải có kế hoạch triển khai ngay việc duy tu, sửa chữa các hồ chứa (đặc biệt là 83 hồ chứa đã được bố trí vốn để duy tu). Đối với hồ thuỷ điện Hoà Bình cần có sự chuẩn bị  phương án diễn tập chu đáo để chủ động ứng phó với những tình huống xấu, bất thường xảy ra.

Tăng cường tham gia của khu vực tư nhân trong Phòng chống thiên tai, nhất là hỗ trợ ưu tiên cho doanh nghiệp phát triển, ứng dụng công nghệ nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho Phòng chống thiên tai. Chỉ đạo lắp đặt thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất; thúc đẩy chủ hồ chứa tổ chức đo đạc quan trắc thông tin mưa, lũ trên lưu vực; trang bị thiết bị thông tin cảnh báo thiên tai cho trưởng thôn, trưởng bản, người dân. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các địa phương triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai năm 2017 và các tháng đầu năm 2018; chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là các tình huống thiên tai lớn trên cấp 3.

Chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện cảnh báo, hướng dẫn tới tận người dân phòng chống thiên tai bằng các hình thức đa dạng, thiết thực, gần gũi với cộng đồng./.
Thắng Trung  

Có thể bạn quan tâm