Công nghệ WTE: Nhiệt hóa rác thải thành điện

Công nghệ WTE: Nhiệt hóa rác thải thành điện
Không phân biệt chất thải
WTE chuyển hóa các vật chất thải loại mà không phân biệt các loại chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt hay độc hại, miễn là chất thải loại có chứa năng lượng, trong khi các công nghệ khác phải loại rác vô cơ (thủy tinh, sành, sứ, đất, cát, đá…). Đối với WRE, chính những chất thải vô cơ lại là tác nhân để chuyển hóa chất thải rắn, tức là sử dụng nhiệt hóa, chứ không đốt, để bẻ gãy các mạch hydrocarbon, chuyển hóa chất thải rắn từ thể rắn sang thể khí và tạo ra khí đốt tổng hợp syngas và phần còn lại là than carbon.

Đoàn công tác tỉnh Tây Ninh tham quan Nhà máy Điện rác HCM. Ảnh: Báo Xây dựng
Đoàn công tác tỉnh Tây Ninh tham quan Nhà máy Điện rác HCM. Ảnh: Báo Xây dựng 

Trên dây chuyền tách biệt riêng ra thành 2 dòng vật chất, dòng vật chất thứ nhất là hữu cơ mô mềm và nước, là những tác nhân phân hủy sinh học rất nhanh gây ra ruồi, muỗi, mùi, nước rỉ rác. Dòng vật chất này được chuyển xuống hầm biogas để sản xuất khí metal (CH4), cũng là khí đốt; Dòng vật chất thứ hai là xơ bã rác, được trộn với đất, cát, đá, sắt, nilon… đưa vào nhiệt hóa để sinh ra khí tổng hơp singas (là khí cháy). Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là phát điện, không còn phần trăm nào để chôn lấp.

Doanh nghiệp đã thử nghiệm công nghệ này từ tháng 1-11/2013, chạy liên tục tại Nhà máy xử lý rác Bình Giang (tỉnh Hải Dương), chuyển hóa 400 tấn chất thải độc hại và 750 tấn chất thải công nghiệp bằng công nghệ nhiệt hóa để tạo ra khí cháy. Từ tháng 1-12/2014, HMC vận chuyển dây chuyền thiết bị này về KCN Đồng Văn (tỉnh Hà Nam), liên kết với các nhà khoa học trong và ngoài nước để tiến hành khâu quan trọng là rửa khí, tách khí, tạo ra khí sạch, đủ tiêu chuẩn làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, để kéo máy phát điện.

Có được bước đi vững chắc đó, doanh nghiệp chủ động đề nghị các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư cho phép doanh nghiệp thực hiện 2 đề án thực nghiệm. Đề án thứ nhất, xin tỉnh Hà Nam cấp rác, đề nghị lãnh đạo các Bộ và các Sở, ngành của tỉnh Hà Nam giám sát và ghi nhật ký từng ngày vận hành Đề án thực nghiệm nhiệt hóa đa nhiên liệu rác thải sinh hoạt, phát điện cho nhà máy dùng và chiếu sáng toàn bộ KCN Đồng Văn. Đề án thứ hai, HCM xin lắp đặt dây chuyền tại TP.HCM để xử lý bãi rác tại Gò Cát và xử lý rác công nghiệp trong TP.HCM, hòa lưới điện quốc gia ở lưới trung thế, qua trạm hòa lưới điện của Cty MTĐT Sài Gòn, vì trên cả nước chỉ có duy nhất một trạm do Phần Lan viện trợ đang không có khí gas để chạy. HCM đang triển khai lắp đặt thiết bị, thời gian ngắn sắp tới có thể vận hành.

Ông Nguyễn Gia Long, Giám đốc HCM cho biết, trong suốt quá trình xử lý, không có phát thải thứ cấp, không có nước thải, không có chất thải rắn chôn lấp. Phần nước thải ép vắt từ rác ở dưới hầm sinh học biogas được sử dụng để làm nguội khẩn cấp và ngưng tro bụi của khí singas từ lò ra, khí singas khi ra khỏi lò có nhiệt độ 350 độ. Nước sẽ sôi ở nhiệt độ trên 200 độ, chảy qua những bể, hệ thống lọc (không có ôxy). Vấn đề này rất quan trọng, có ôxy thì là dạng khác, không có ôxy thì vẫn nguyên là nó, sau đó nó sẽ hòa lẫn với đệm an toàn, đệm nước, và bốc hơi theo cách tự nhiên, chênh lệch môi trường tự nhiên. Trung tâm đo kiểm không phát hiện ra mùi gì, đã được Trung tâm quan trắc Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng thiết bị hiện đại nhất, kiểm soát toàn bộ quá trình cũng như khói khí thải.

Kết luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, toàn bộ quy trình sản xuất điện của doanh nghiệp từ rác thải rắn, khí và nước đều đạt tiêu chuẩn môi trường tốt, vì không có xả thải. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng thành lập Hội đồng khoa học quốc gia để thẩm định bằng lý thuyết, bằng các văn bản đề án thực nghiệm, và đã cấp giấy chứng nhận cho công nghệ điện rác của HCM.

Tin vui đầy hứa hẹn
Thông tin HCM vận hành thành công đề án thực nghiệm xử lý rác thải rắn phát điện tại Hà Nam nhanh chóng lan tỏa, nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành và lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cũng như nhân dân cả nước.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác đã thị sát tận nơi công nghệ điện rác đầu tiên HCM lắp đặt và vận hành tại KCN Đồng Văn, tỉnh Hà Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, các Bộ, ngành, tỉnh Hà Nam tạo điều kiện để HCM hoàn chỉnh công nghệ, đưa vào sản xuất thương mại, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế. Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành thủ tục để được cấp giấy chứng nhận bản quyền sở hữu trí tuệ và chứng chỉ công bố tiêu chuẩn công nghệ điện rác. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho công nghệ điện rác của HCM. Bộ Công Thương, đặc biệt là EVN thẩm định cụ thể về kỹ thuật, khả năng kết nối lưới điện, sự ổn định. Nếu khả thi về mặt kỹ thuật, cần hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ, hợp đồng mua bán điện, thủ tục đấu nối vào lưới điện quốc gia, hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để đưa công nghệ điện rác của HCM vào danh mục hàng trong nước đã sản xuất được.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tại Nhà máy Điện rác HCM. Ảnh: Báo Xây dựng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát tại Nhà máy Điện rác HCM. Ảnh: Báo Xây dựng 

Ông Nguyễn Gia Long đề xuất Chính phủ công nhận công nghệ WTE là trí tuệ Việt, cần có hàng rào kỹ thuật để bảo vệ cũng như ưu tiên sử dụng trước những công nghệ của nước ngoài vào thị trường Việt Nam.

Sau sự kiện thị sát công nghệ điện rác của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác tại HCM, nhiều lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực tiếp đến tham quan quy trình sản xuất điện từ rác thải của HCM.

Có thể bạn quan tâm